Chạy bộ là bộ môn thể thao không những hỗ trợ giảm cân mà còn nâng cao sức đề kháng rất tốt. Do vậy, rất nhiều người lựa chọn bộ môn này để tập luyện khi mới bắt đầu vận động. Thế nhưng thể trạng mỗi người khác nhau, tốc độ cũng vì thế mà không giống nhau. Vậy cần tính tốc độ chuẩn như nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ điều đó.

Pace là gì?

Pace là thuật ngữ tính tốc độ chạy của một người. Tốc độ của bạn được tính bằng phút trên mỗi dặm hay km.

Tại sao cần tính tốc độ chạy

Mỗi người có một thể trạng sức khỏe khác nhau, không phải ai mới bắt đầu chạy cũng có thể chạy được tốc độ giống nhau. Cũng không có bắt cứ một quy chuẩn nào cho tốc độ chạy của mỗi người.

Tại sao cần tính pace

Dù bạn là người bắt đầu hay chuyên nghiệp, bằng cách tính tốc độ chạy, bạn có thể rèn luyện khả năng phục hồi, sau đó cải thiện tốc độ phù hợp như nào? Từ đó cũng đánh giá được hiệu suất và kết quả luyện tập của chính bản thân.

Tính tốc độ chạy quan trọng như nào

Nếu bạn không biết bản thân phù hợp hoặc có đang chạy hết sức hay không, bạn sẽ không kiểm soát được năng lượng, sức bền của bản thân. Tốc độ chạy đảm bảo rằng bạn có đủ năng lượng và sử dụng mức năng lượng an toàn để hoàn thành bài chạy.

tại sao pace quan trọng

 Cách tính Pace chạy bộ chuẩn

Bạn đã biết tầm quan trọng của Pace trong chạy bộ, bây giờ làm sao để tính Pace chuẩn. Dưới đây là công thức tính chuẩn:

Tốc độ = Thời gian/ khoảng cách

Thực hiện công thức này bạn có thể tính toán tốc độ chạy hiện tại và tương lai để xem có đạt được mục tiêu hay không. Sau đó mỗi một lần chạy bạn sẽ so sánh điểm số, dần dần điều chỉnh làm sao đến gần với mục tiêu.

Lưu ý: Tốc độ của bạn có thể không tính được số phút tròn, bạn có thể đổi ra giây bằng cách nhân số thập phân với 60.

công thức tính pace chuẩn

Tăng tốc độ an toàn như nào

Việc bạn dần dần làm quen với bộ môn này, đòi hỏi bản thân bạn phải phát triển mỗi một lần hoạt động để đạt được kết quả sức khỏe tốt nhất. Khi cơ bắp đã được làm quen với việc chịu sức nặng như vậy, bạn sẽ tăng dần dần tốc độ hoạt động tập luyện để nâng cao hơn sức chịu đựng của cơ thể, mang lại cơ thể khỏe đẹp hơn.

Tuy nhiên, bạn cần có một chế độ kế hoạch tăng tốc từ từ, an toàn và không gây quá sức, mất sức cho cơ thể. Dưới đây là một số lưu ý

Tăng số km mỗi tuần

Khi đã làm quen với bài tập nhẹ nhàng hoặc số km trong một thời gian, bạn nên từ từ nâng cấp bài tập, nâng cấp tốc độ cũng như quãng đường đi để rèn luyện sức khỏe cũng như là sức bền.

tăng km mỗi tuần

Chỉ nên tăng số km theo hằng tuần, vì điều này giúp cơ thể được hoạt động từ từ, tránh hoạt động quá sức. Một số chương trình luyện tập bạn có thể tham khảo như chạy ngắn trong tuần và chạy bền dài cuối tuần, mỗi tuần đều nâng số km lên.

Tư thế chạy chuẩn

Trước khi bạn muốn nâng độ khó, bạn cần phải làm nó chuẩn chỉnh ở mức dễ. Hãy rèn luyện cho mình một tư thế chạy chuẩn, một sức bền tốt sau đó mới dần dần nâng độ khó với những quãng đường dài hơn.

Thư giãn vai, vung tay một cách tự nhiên chính là chìa khòa cho tư thế chuẩn.

tư thế chạy đúng

Điều chỉnh tốc độ khi chạy

Hãy quan sát, lắng nghe cơ thể và theo dõi tốc độ chạy. Dần dần điều chỉnh tốc độ cho phù hợp. Tránh việc cố gắng chạy hết sức sau đó mất sức đột ngột, điều này dễ gây ra chấn thương và hiệu quả cũng giảm sút.

Dãn cơ trước khi tập

Bất kì môn thể thao nào, bạn cũng nên hình thành thói quen dãn cơ trước và sau khi tập. Đây là một điều vô cùng quan trọng, không những giúp bạn giảm chấn thương mà còn hỗ trợ cơ thể làm quen với vận động mạnh.

Việc bạn dãn cơ đầy đủ sẽ giúp bạn chạy một quãng đường dài hơn, sức bền cũng tốt hơn.

dãn cơ trước sau tập

Luôn cung cấp đủ nước

Chạy là môn thể thao tiết rất nhiều mồ hôi, vì vậy việc bạn giữ nước cho cơ thể vô cùng quan trọng. Khi chạy, hãy mang theo chai nước nhỏ bên người, trong thời gian nghỉ ngơi uống một ngụm nhỏ để bảo đảm cơ thể đủ nước trong suốt thời gian chạy.

cung cấp đủ nước khi tập

Việc tính tốc độ chạy thường vẫn chưa phải là thói quen của đại đa số những bạn tìm đến môn thể thao này, thế nhưng đây lại là thói quen vô cùng quan trọng hỗ trợ bạn chạy tốt hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn.

Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ về Pace và hình thành thói quen tính pace trong thời gian chinh phục bộ môn này.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here