Nhảy xa là gì? Luật và kỷ lục nhảy xa mới nhất

Date:

Nằm trong bộ bài viết cung cấp kiến thức về bộ môn điền kinh, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung nhảy xa là gì? lịch sử của môn thể thao này và chi tiết luật nhảy xa mới nhất hiện nay.

Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ cùng tìm hiểu về kích thước đường chạy và hố nhảy cùng những kỷ lục thế giới và Việt Nam với bộ môn nhảy xa này. Đây chắc chắn là những thông tin cực kỳ hữu ích đặc biệt đối với những ai yêu thích bộ môn thể thao thú vị này.

nhảy xa

Nhảy xa là gì?

Nhảy xa có tên tiếng anh là Long Jump. Nguồn gốc lịch sử của môn nhảy xa có từ thời xa xưa vào khoảng những năm 708 trước công nguyên theo https://www.olympic.org/ và sau này môn này trở thành một phần trong những trò chơi của thế vận hội tại Hy Lạp vào năm 1896.

Sau đó môn thể thao này đã trở thành một môn thi đấu trong hầu hết các giải đấu lớn đặc biệt có thể kể đến là giải Olympic trên toàn thế giới.

Luật nhảy xa

Ngoài luật thi đấu nhảy xa chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một cách chi tiết về kích thước đường chạy cũng như hố nhảy đúng tiêu chuẩn thi đấu quốc tế của bộ môn này.

kích thước và dụng cụ

nhảy xa
Kích thước hố nhảy, đường chạy ….trong bộ môn nhảy xa

Dưới đây là một số kích thước cơ bản nhất của đường chạy cũng như kích thước của hố nhảy xa.

1. Kích thước đường chạy

  • Kích thước chiều dài của đường chạy đà(Runway) dao động từ 40m tới 45m rộng lớn hơn 1,25m. Với nội dung nhảy xa 3 bước thì đường chạy sẽ được chia làm 2 phần với 13m cuối của đường chạy là quãng đường mà các vận động viên nhảy 3 bước và thành tích sẽ được tính từ vị trí vạch nhảy.
    Còn với nội dung nhảy xa thường thì chiều dài đường chạy sẽ từ 40m cho tới 45m. Thành tích của vận động viên nhảy xa sẽ được tính từ vị trí tấm ván giậm nhảy bằng gỗ, như trên hình vẽ.
  • Kích thước ván giậm nhảy xa sát vị trí vạch trắng trong nội dung nhảy xa 3 bước là một tấm thường được làm từ chất liệu gỗ(Triple Jump) bằng gỗ dài 1,22m rộng 0,20m và dày 0,1m(trong nội dung nhảy xa 3 bước không có tấm giậm nhảy gần hố cát).
    Trong nội dung nhảy thường thì tấm giậm nhảy sẽ được chuyển tới vị trí cách hố cát 1m và 1m này là “landing pit”

2. Kích thước hố nhảy xa (hố cát).

_ Hố nhảy xa có chiều dài 10m chiều rộng 2,75m tới 3m.

_  Mặt cát trong hố nhảy xa phải ngang bằng với mặt của đường chạy.

_ Cát phải đạt độ ẩm nhất định. Trên mặt hố cát không được để bất kỳ vật dụng gì ảnh hưởng tới thành tích thi đấu cũng như an toàn của vận động viên.

Luật nhảy xa mới nhất

  1. Việc sắp xếp thứ tự nhảy của tất cả các vận động viên đều do ban trọng tài quyết định. Với môn nhảy xa trong luật nhảy xa có quy định vận động viên phải thực hiện phần thi của mình trong vòng 1 phút 30 giây kể từ khi trọng tài gọi tên. Nếu sau khoảng thời gian đó mà VĐV không vào nhảy thì bị tính 1 lần phạm luật tới lần thứ 2 thì vận động viên đó sẽ bị đình chỉ thi đấu.
  2. Vận động viên được phép thay đổi lại thứ tự thi đấu để đo lại đà nếu như có sự đồng ý của ban trọng tài. VĐV được quyền đánh dấu để lấy đà chạy bằng ký hiệu ở 2 bên đường chạy.
  3. Trong luật nhảy xa kiểu ngồi hay ưỡn thân người chạy được quyền tự do chọn cự ly chạy đà, nhưng không được vượt quá giới hạn của đường chạy(Runway)
  4. Khi trọng tài gọi tới tên của vận động viên thì VĐV có tên phải hô to có, nếu không sẽ bị tính vắng mặt và hủy phần thi. Vận động viên sẽ được nhảy khi trọng tài biên ra tín hiệu cờ màu trắng và khi trọng tài phất cờ đỏ thì dừng lại.
  5. Mọi vận động viên không được phép dùng bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào để nâng cao thành tích( VD: giày thiết kế đặc biệt….) mọi hành động gây ra sự bất công bằng đều bị tính là phạm luật thi đấu nhảy xa.
  6. Khi kết thúc phần thi của mình, thì tất cả các vận động viên không được tự ý nhảy.
  7. Khi có 1 động viên đang chuẩn bị chạy, thì bất kỳ vận động viên nào cũng không được phép đứng gần khu vực chạy.
  8. Trong môn nhảy xa, nếu như số người thi đấu vượt quá con số 8 người thì phải đấu loại để chọn ra 8 người và trong đấu loại mỗi người sẽ chỉ được nhảy 3 lần, và 8 người có thành tích tốt nhất sẽ được vào vòng trong. Nếu số vận động viên nhỏ hơn 8 thì mỗi người sẽ có 6 lần nhảy.
  9. Khi thi đấu nhảy xa nội dung đồng đội thì theo luật nhảy xa các vận động viên được nhảy 3 lần và tính thành tích cao nhất.
  10. Các vận động viên có quyền bỏ một vài lượt nhảy của mình nếu muốn và thành tích sẽ được tính là mức nhảy cao nhất.

Kỷ lục môn nhảy xa Việt Nam và thế giới

Kỷ lục nhảy xa thế giới nam

8m95 chính là kỷ lục thế giới trong bộ môn nhảy xa được xác lập bởi Mike Powell vận động viên người Mỹ trong cuộc thi “IAAF World Championships” vào ngày 30-8-1991. Kỷ lục này của Mike Powell đã tồn tại gần 30 năm mà vẫn chưa bị phá vỡ.

kỷ lục nhảy xa thế giới
Mike powell đang là người nhảy xa nhất thế giới

Kỷ lục nhảy xa nữ thế giới

Helen Drister vận động viên nhảy xa Đức là người đang giữ kỷ lục nhảy xa nữ với thành tích 7,74m vào năm 1994.

Kỷ lục nhảy xa nam Việt Nam

Hiện nay kỷ lục bộ môn nhảy xa nam thuộc về Bùi Văn Đông với thành tích 7,89m và đạt huy chương vàng tại SEA games 28, một điều khá thú vị là Bùi Văn Đông đến với SEA Games 28 thuộc dạng vé vớt.

kỷ lục nhảy xa việt nam
Bùi Văn Đông sự kỳ diệu của nhảy xa Việt Nam.

Kỷ lục nhảy xa nữ Việt Nam

kỷ lục nhảy xa việt nam cho nữ
Bùi thị thu thảo tại SEA Games

Kỷ lục của nữ vận động viên Bùi Thị Thu Thảo với thành tích là 6m68 tại kỳ SEA Games 29 ở lượt nhảy thứ 4 đồng thời cũng giúp cô dành huy chương vàng về cho đoàn thể thao Việt Nam.

Tổng kết:

Ngày hôm nay chúng ta đã cùng tìm hiểu khá chi tiết về môn nhảy xa là gì lịch sử hình thành của bộ môn này, cùng với đó là luật nhảy xa mới nhất cũng như những kỷ lục nhảy xa của Việt Nam và thế giới. Bạn đọc có góp ý gì xin Comment để wikithethao.com bổ sung thông tin một cách nhanh nhất.

Đọc Thêm: Nhảy sào và kỹ thuật nhảy sào cơ bản nhất

Lovesport
Lovesport
Lovesport yêu thích các hoạt động thể thao đặc biệt là đá cầu, đá bóng, cầu lông và chạy bộ.

2 COMMENTS

    • Chào bạn Yến, theo mình hiểu thì vạch giậm nhảy là điểm quy ước mà các vđv khi đặt chân không được vượt qua vạch, để các trọng tài xác định xem vđv có đặt chân đúng quy định không. Và khi các vận động viên đo đà, thì vạch này là điểm mà từ đó các vđv đo ngược về phía điểm xuất phát để có thể có những bước chạy và giậm nhảy chính xác nhất để quãng đường nhảy được xa nhất.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Related articles

Hướng dẫn luật chơi golf 18 lỗ, cách tính điểm hiện hành 2024

Golf là một môn thể thao ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên,...

Tất tần tật các thuật ngữ golf từ A tới Z

Bạn mới bắt đầu chơi golf và các thuật ngữ trong golf khiến bạn trở nên khó khăn...

Danh sách 15 sân golf đẹp nhất Việt Nam 2024

Việt Nam có gần 100 sân golf trải dài khắp cả nước. Trong số đó, có 15 sân...

Khóa học golf cơ bản gồm những gì giá bao nhiêu?

Khóa học golf cơ bản được thiết kế dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn trang bị...