[Cập nhật] Luật bóng đá 11 người mới nhất của FIFA 2020

Date:

Cuối cùng, FIFA đã chính thức đưa ra bộ luật bóng đá 11 người. Bộ luật mới này sẽ có một chút thay đổi so với bộ luật cũ.

Hãy trang bị ngay cho mình đầy đủ những kiến thức về luật bóng đá để thưởng thức trọn vẹn những trận cầu đỉnh cao nhé!

Sau đây là bộ luật bóng đá chính xác nhất mới được cập nhật bởi Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA.

Chi tiết: Luật bóng đá 11 người mới nhất của FIFA

1. Lỗi và hành vi khiếm nhã

Luật bóng đá mới nhất của FIFA quy định các lỗi trong bóng đá – “Lỗi và hành vi khiếm nhã” như sau:

Những lỗi phạt trực tiếp:

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu, một trong các cầu thủ của đội mình phạm lỗi:

  • Đá hoặc tìm cách đá đối thủ.
  • Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối thủ.
  • Nhảy vào đối thủ.
  • Chèn đối thủ.
  • Đánh hoặc tìm cách đánh đối thủ.
  • Đẩy đối thủ.
  • Xoạc cướp bóng nhưng chạm đối thủ trước khi chạm vào bóng.
  • Lôi, kéo đối thủ.
  • Nhổ nước bọt vào đối thủ.
  • Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu vực phạt đền của đội mình).

=> Cầu thủ thực hiện quả đá phạt trực tiếp tại nơi xảy ra lỗi.

luật bóng đá 11 người
luật bóng đá 11 người

Phạt đền:

Cầu thủ vi phạm lỗi phạt trực tiếp trong khu vực phạt đền của đội mình tại thời điểm bóng còn trong cuộc (bất kỳ ở đâu trên sân) sẽ bị phạt quả phạt đền.

Theo luật bóng đá 11 người, cầu thủ bên đội đối phương sẽ thực hiện đá phạt đền tại điểm phạt đền cách cầu môn đội đối phương 11m.

Quả phạt gián tiếp:

Phạt quả phạt gián tiếp trong các trường hợp sau:

– Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình:

  • Giữ bóng trong tay quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
  • Khi đã đưa bóng vào cuộc, bóng chưa chạm cầu thủ khác mà thủ môn lại chạm hoặc bắt bóng trở lại.
  • Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
  • Chạm hoặc bắt bóng bằng tay từ quả ném biên về của đồng đội.

Luật bóng đá quy định: Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ sẽ bị phạt quả phạt gián tiếp khi:

  • Chơi bóng nguy hiểm.
  • Ngăn cản đường tiến của đối thủ.
  • Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.
  • Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong luật “Lỗi và hành vi khiếm nhã” mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

=> Cầu thủ thực hiện quả đá phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.

2. Những quả phạt

Luật bóng đá 11 người quy định về 2 quả phạt: Quả phạt trực tiếp và quả phạt gián tiếp.

Lúc này, bóng phải được đặt “chết: tại nơi quy định. Cầu thủ thực hiện quả phạt không được chạm bóng lần 2 khi cầu thủ khác chưa chạm bóng.

luật đá bóng

Quả phạt trực tiếp:

  • Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
  • Nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc.

Quả phạt gián tiếp:

Theo quy định ký hiệu trọng tài bóng đá: Trọng tài phải giơ tay lên cao, giữ nguyên tư thế đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.

  • Trước khi bóng bay vào cầu môn đối phương, bóng đã chạm một cầu thủ khác: Bàn thắng được công nhận.
  • Bóng trực tiếp bay vào cầu môn đối phương, không chạm vào cầu thủ nào khác: Bàn thắng không được công nhận, đội đối phương được hưởng quả phát bóng.
  • Bóng bay trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

3. Quả phạt đền

Khi nào sẽ bị phạt quả phạt đền?

Cầu thủ phạm lỗi phạt trực tiếp (có 10 lỗi phạt trực tiếp) mà vị trí phạm lỗi nằm trong khu phạt đền của đội mình thì sẽ bị phạt quả phạt đền (đá penalty).

  • Khi thực hiện quả phạt đền, nếu bóng trực tiếp bay vào cầu môn của đội đối phương thì cũng được coi là bàn thắng hợp lệ.
  • Nếu quả phạt đền xảy ra vào thời gian cuối của hiệp đấu, luật bóng đá cho phép trận đấu tiếp tục đến khi thực hiện xong quả phạt đền.

đá penalty

Thực hiện quả phạt đền:

  • Bóng được đặt trên điểm phạt đền.
  • Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải được thông báo.
  • Các cầu thủ khác đứng ngoài, phía sau khu phạt đền, cách điểm phạt đền ít nhất là 9m15.
  • Cầu thủ thực hiện quả phạt đền phải đá bóng về phía trước.
  • Khi thực hiện quả phạt đền, không được tiếp tục chạm bóng trước khi có cầu thủ khác chạm vào bóng.
  • Bóng được coi là vào cuộc khi bóng được đá và di chuyển về phía trước.

4. Ném biên

Ném biên khi:

Quả bóng đã hoàn toàn vượt qua khỏi đường biên dọc (không phần nào của bóng nằm trên vạch) dù ở mặt sân hoặc trên không. Việc này được hỗ trợ xác định bởi trọng tài biên bóng đá.

Đội vi phạm là đội có cầu thủ chạm bóng cuối cùng trước khi bóng ra ngoài biên. Đội còn lại được thực hiện quả ném biên. Luật bóng đá 11 người quy định vị trí ném biên tại nơi bóng vượt qua đường biên dọc.

Thực hiện quả ném biên:

– Cầu thủ ném biên phải quay mặt vào sân

– Dùng cả 2 tay để ném. Ném bóng từ phía sau, qua đầu.

– Cầu thủ ném biên không được chạm bóng lần nữa nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác (trong cả 2 đội). Bóng trong cuộc ngay sau khi vào trong sân.

– Các cầu thủ đối phương phải đứng cách điểm ném biên ≥ 2m.

hiệp phụ bóng đá bao nhiêu phút

Xử lý vi phạm:

– Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ ném biên lại chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác. Luật bóng đá có quy định riêng về luật thủ môn:

TH1: Cầu thủ thực hiện quả ném biên không phải là thủ môn:

  • Không phải bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
    • Nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của đội phạm lỗi, đội đối phương được nhận quả phạt đền

TH2: Cầu thủ thực hiện quả ném biên là thủ môn:

  • Không phải bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Bằng tay:
    • Vị trí phạm lỗi ở ngoài khu phạt đền, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
    • Vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại vị trí phạm lỗi.

– Nếu đối phương có hành vi khiếm nhã hoặc ngăn cản cầu thủ ném biên, theo luật trong bóng đá:

  • Cầu thủ đó bị coi là có hành vi khiếm nhã và phải nhận thẻ vàng từ trọng tài.

– Đối với những vi phạm khác, không nêu ra trong luật bóng đá 11 người:

  • Quyền ném biên chuyển cho đội đối phương.

5. Quả phát bóng

Phát bóng được thực hiện khi:

Bóng đã hoàn toàn vượt qua đường biên ngang (không phần nào của bóng nằm trên vạch vôi) phía ngoài khung cầu môn, dù ở mặt đất hay trên không, do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ bên đội tấn công.

Người thực hiện quả phát bóng là 1 cầu thủ bất kỳ bên đội phòng thủ.

1 trận bóng đá bao nhiêu phút

Thực hiện quả phát bóng:

– Phải thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác theo luật bóng đá 11 người của FIFA.

– Bóng được đặt trong khu cầu môn của đội phòng thủ (bất kỳ vị trí nào).

– Cầu thủ đối phương phải đứng ngoài khu phạt đền đến khi bóng được đá vào cuộc.

– Cầu thủ thực hiện quả phát bóng không được chạm bóng liên tiếp 2 lần (kể cả lần phát bóng) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.

– Luật bóng đá nêu rõ: Bóng coi là vào cuộc ngay sau khi được đá ra ngoài khu phạt đền.

Xử lý vi phạm:

– Nếu bóng không được đá trực tiếp ra khỏi khu phạt đền

  • Đá lại quả phát bóng.

– Sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng lần thứ 2 trước khi bóng chạm một cầu thủ khác:

TH1: Do cầu thủ không phải thủ môn thực hiện:

  • Không phải bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
    • Khi hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền, đội đối phương được hưởng quả phạt đền theo luật đá banh.

TH2: Do thủ môn thực hiện:

  • Không phải bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Bằng tay:
    • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi, khi hành động phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền.
    • Khi hành động phạm lỗi xảy ra ở trong khu phạt đền, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

– Đối với bất kỳ vi phạm luật khác:

  • Quả phát bóng được thực hiện lại.

6. Quả phạt góc

đá phạt đền

Phạt góc được thực hiện khi:

Bóng đã hoàn toàn vượt qua đường biên ngang (không phần nào của bóng nằm trên vạch vôi), bên ngoài cầu môn, kể cả ở trên không và dưới đất. Do người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ bên đội phòng ngự.

Lúc này, đội tấn công sẽ được hưởng quả phạt góc. Luật bóng đá 11 người mới nhất quy định về việc thực hiện quả phạt góc.

Thực hiện quả phạt góc:

  • Bóng đặt trong cung đá phạt góc (1 cung tròn tại góc sân) tại điểm gần cột cờ góc nhất (cột cờ góc là cố định).
  • Cầu thủ đối phương phải đứng cách xa bóng tối thiểu 9m15 đến khi bóng được đá vào cuộc.
  • Cầu thủ đá phạt góc là 1 cầu thủ bất kỳ (kể cả thủ môn) của đội được hưởng quả phạt góc.
  • Bóng được coi là vào cuộc ngay sau khi được đá và di chuyển.
  • Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần thứ 2 (tính cả lần vừa đá phạt góc) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.
  • Bàn thắng trực tiếp từ quả phạt góc được công nhận theo luật thi đấu bóng đá.

Xử lý vi phạm:

– Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại chạm bóng tiếp lần thứ 2 (không phải bằng tay) khi bóng chưa chạm cầu thủ khác:

  • Theo luật bóng đá, đội phòng ngự được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

– Nếu sau khi đá bóng vào cuộc, cầu thủ đó lại cố tình dùng tay chơi bóng khi bóng chưa chạm cầu thủ khác.

TH1: Cầu thủ đá phạt góc không phải là thủ môn:

  • Đội phòng thủ (đội bị phạt góc) được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi.
  • Nếu vị trí phạm lỗi ở trong khu phạt đền của cầu thủ đó, đội phòng thủ sẽ được hưởng quả phạt đền

TH2: Cầu thủ đá phạt góc là thủ môn:

  • Đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp tại nơi phạm lỗi nếu hành vi phạm lỗi xảy ra ở ngoài khu phạt đền của thủ môn đó.
  • Nếu hành động phạm lỗi xảy ra trong khu phạt đền của thủ môn đó, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi phạm lỗi.

– Đối với bất kỳ vi phạm luật khác:

  • Thực hiện lại quả phạt góc.

7. Bàn thắng hợp lệ

bóng đá là gì

Bàn thắng được coi là hợp lệ khi bóng đã vượt qua hoàn toàn đường cầu môn (vạch vôi trắng) giữa 2 khung thành và dưới xà ngang nếu trước đó không có những vi phạm nào về luật từ cả 2 đội.

* Lưu ý: Bóng phải vượt qua hết đường cầu môn. Có nghĩa là không có phần nào của bóng nằm trên vạch vôi khung thành.

Cách tính điểm trong bóng đá:

Dựa vào số bàn thắng hợp lệ của mỗi đội. Đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ là đội chiến thắng. Nếu cả 2 đội đều không ghi được bàn thắng nào hoặc có số bàn thắng bằng nhau thì 2 đội hòa.

Trong trường hợp phải có 1 đội thắng, kết quả sẽ phụ thuộc vào: Bàn thắng sân khách, hiệp phụ, đá luân lưu 11m.

* Chú ý: Trình tự trên được phép sử dụng khi được thông qua bởi Hội đồng luật bóng đá quốc tế 11 người.

8. Việt vị

– Cầu thủ đứng ở vị trí việt vị khi: Ở gần đường biên ngang sân đối phương hơn bóng và cầu thủ đối phương cuối cùng thứ 2.

Luật việt vị trong bóng đá:

Khi cầu thủ đứng ở vị trí việt vị, tại thời điểm đồng đội chuyền bóng hoặc chạm bóng, theo nhận định của trọng tài cầu thủ đó tham gia vào đường bóng đó một cách tích cực.

Đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp tại nơi xảy ra lỗi.

luật đá bóng

9. Thủ tục tiến hành đá luân lưu 11m

Đây là một trong những phương pháp để chọn ra đội thắng trong những trận đấu loại trực tiếp nhưng lại có kết quả hòa. Điều này cũng được quy định trong luật đá penalty mới.

  • Trọng tài chọn cầu môn để thực hiện đá luân lưu 11m.
  • Trọng tài sẽ tung đồng xu, đội thắng có thể chọn đá trước hoặc đá sau.
  • Trọng tài phải ghi lại kết quả sau mỗi lượt đá của mỗi đội.
  • Mỗi đội thực hiện lần lượt5 quả penalty theo quy định sau:
    • Hai đội đá xen kẽ nhau.
    • Nếu sau khi thực hiện xong 5 quả mà hai đội có tỷ số hòa nhau, 2 đội tiếp tục đá thay phiên từng quả một đến khi:
      • 2 đội có số lần thực hiện đá penalty bằng nhau và có một đội ghi nhiều bàn thắng hơn đội kia.
  • Nếu 1 đội chưa thay hết số cầu thủ dự bị được thay thế theo quy định của luật chơi đá bóng:
    • Khi thủ môn bị chấn thương và không thể tiếp tục được, đội đó được phép thay thế bằng cầu thủ dự bị.
  • Chỉ những cầu thủ có mặt trên sân lúc kết thúc trận đấu (90 phút hoặc 120 phút theo quy định của luật bóng đá 11 người) mới được tham gia thực hiện đá luân lưu.
  • Mỗi cầu thủ của mỗi đội đá từng quả một cho đến khi tất cả cầu thủ đều được đá. Nếu vẫn chưa phân thắng bại, thì cầu thủ mới được đá lần 2.
  • Lúc này, mọi cầu thủ đều có quyền thay thế thủ môn của đội mình.
  • Tất cả các cầu thủ không thực hiện đá phạt (trừ thủ môn) phải có mặt tại vòng tròn trung tâm trong khi tiến hành đá phạt.
  • Thủ môn đội đang thực hiện sút phạt đứng trong sân, trên đường biên ngang ngoài khu phạt đền, phía có trợ lý trọng tài đứng.
  • Nếu số cầu thủ khi kết thúc trận đấu của 2 đội không bằng nhau thì đội bóng có nhiều cầu thủ hơn phải giảm bớt cầu thủ để hai đội có số lượng cầu thủ bằng nhau.
  • Đội trưởng của mỗi đội phải thông báo với trọng tài “tên và số áo” những cầu thủ không tham gia đá luân lưu.
  • Trước khi bắt đầu hiệp đá luân lưu, các cầu thủ phải tập trung ở vòng tròn trung tâm để trọng tài kiểm tra số lượng cầu thủ của 2 đội đã bằng nhau hay chưa rồi mới cho bắt đầu.
  • Trọng tài phải thực hiện nghiêm chỉnh Luật penalty và những quyết định thích hợp của Hội đồng Luật quốc tế trong suốt quá trình thi đá luân lưu.

Những quy định khác trong luật bóng đá quốc tế

1. Sân:

  • Chiều dài sân bóng: 90m – 120m
  • Chiều rộng sân bóng: 45m – 90m

Thật ra, còn rất rất nhiều những quy định về một sân bóng hợp lệ trong luật đá bóng.

2. Bóng

luật việt vị mới

Những yêu cầu của luật bóng đá thế giới: Một quả bóng được coi là hợp lệ khi đáp ứng tất cả các điều sau:

  • Bóng có hình cầu.
  • Vỏ ngoài bằng các chất liệu được công nhận (thường bằng da).
  • Chu vi: 68cm ≤ Chu vi bóng ≤ 70cm
  • Trọng lượng lúc bắt đầu trận đấu: từ 410 gram đến tối đa là 450 gram
  • Áp suất từ 0,6 đến tối đa là 1,1 átmốtphe.

3. Số cầu thủ

Một trận đấu được chia ra làm 2 đội. Mỗi đội có tối đa 11 người trong đó phải có 1 thủ môn. Trận đấu sẽ buộc phải dừng lại nếu một trong 2 đội không còn đủ 7 cầu thủ.

Luật thay người trong bóng đá quy định: Mỗi đội được thay tối đa 3 cẩu thủ dự bị và được đăng ký từ từ 3 -> 7 cầu thủ dự bị phụ thuộc vào điều lệ giải đấu.

4. Trang phục

Luật bóng đá quốc tế quy định rõ, Cầu thủ trong thi đấu phải mang những trang phục:

  • Áo thi đấu.
  • Quần đùi (Nếu mặc quần giữ ấm phía trong quần đùi thì quần giữ ấm phải có màu cùng với màu quần đùi thi đấu).
  • Không được sử dụng trang phục thi đấu áo liền quần.
  • Tất dài.
  • Bọc ống chân.
  • Giày đá bóng.
  • Cầu thủ không được phép để hở áo mặc lót bên trong in khẩu hiệu, quảng cáo. Nếu vi phạm sẽ bị phạt bởi ban tổ chức.

luật chơi đá bóng

5. Trọng tài

Luật trọng tài bóng đá quy định:Trọng tài là người kiểm soát, điều hành mọi diễn biến của trận đấu.

Nếu có bất kỳ vấn đề nào trong trận đấu, quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng.

Trọng tài có thể thay đổi quyết định của mình nếu nhận thấy quyết định vừa đưa ra thiếu chính xác hoặc xử lý theo nhận định của trợ lý khi trận đấu chưa bắt đầu lại hoặc chưa chấm dứt.

6. Trợ lý trọng tài

Theo luật bóng đá 11 người, mỗi trận đấu phải có 2 trợ lý. Trợ lý có nhiệm vụ phải xác định rõ những yếu tố cần thiết tùy thuộc vào quyết định của trọng tài (khi bóng ra ngoài vạch giới hạn, thời điểm việt vị, hỗ trợ trọng tài phát hiện lỗi, hành vi phạm luật,…)

7. Thời gian trận đấu

1 hiệp bóng đá bao nhiều phút? Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp kéo dài 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu.

Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào (do điều kiện ánh sáng, thời tiết,…) cần có sự thỏa thuận trước khi trận đấu bắt đầu.

Ngoài ra, còn có thời gian nghỉ giữa giờ (không quá 15 phút), bù giờ, hiệp phụ theo quy định trong điều luật.

Hiệp phụ bóng đá bao nhiêu phút? Có 2 hiệp phụ, mỗi hiệp 15p và không được nghỉ giữa giờ.

Bởi vậy, không có thời gian cụ thể cho 1 trận bóng đá bao nhiêu phút.

8. Bắt đầu và bắt đầu lại

Trọng tài sẽ tung đồng xu để xác định đội thắng có quyền chọn cầu môn. Đội bạn sẽ được quyền đá quả giao bóng bắt đầu trận đấu.

Đội được quyền chọn sân sẽ được đá quả giao bóng để bắt đầu hiệp 2. Bắt đầu hiệp 2 của trận đấu 2 đội đổi sân cho nhau.

9. Bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc

đá phạt gián tiếp

Luật bóng đá 11 người có những quy đinh rõ rằng về bóng trong cuộc và bóng ngoài cuộc:

+) Bóng ngoài cuộc (Ball out of play):

  • Bóng đã vượt qua hẳn đường biên ngang, biên dọc (kể cả trên không). Khi đó, trọng tài sẽ thổi còi cho dừng trận đấu tạm thời.

+) Bóng trong cuộc (Ball in play):

Bóng trong cuộc suốt thời gian từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trận đấu, kể cả các trường hợp đặc biệt như:

  • Bóng bật vào sân từ cột dọc, xà ngang cầu môn hoặc cột cờ góc.
  • Bóng bật vào sân từ trọng tài hoặc trợ lý trọng tài đứng trong sân.

Kết bài:

Bóng đá là gì? Nó là một môn thể thao vua, là sự cuồng nhiệt, là sự hò hét và là sự yêu thích của hàng tỉ người trên thế giới.

Trên đây là toàn bộ luật bóng đá 11 người mới nhất của FIFA. Wikithethao.com sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về luật bóng đá ngay khi có thể.

Chào Tạm Biệt!

Xem thêm:

Lovesport
Lovesport
Lovesport yêu thích các hoạt động thể thao đặc biệt là đá cầu, đá bóng, cầu lông và chạy bộ.

2 COMMENTS

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Related articles

Hướng dẫn luật chơi golf 18 lỗ, cách tính điểm hiện hành 2024

Golf là một môn thể thao ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên,...

Tất tần tật các thuật ngữ golf từ A tới Z

Bạn mới bắt đầu chơi golf và các thuật ngữ trong golf khiến bạn trở nên khó khăn...

Danh sách 15 sân golf đẹp nhất Việt Nam 2024

Việt Nam có gần 100 sân golf trải dài khắp cả nước. Trong số đó, có 15 sân...

Khóa học golf cơ bản gồm những gì giá bao nhiêu?

Khóa học golf cơ bản được thiết kế dành cho người mới bắt đầu, giúp bạn trang bị...