Nếu có thể tìm được bộ môn thể thao vừa phổ biến lại rất dễ chơi và rất có lợi cho sức khỏe, thì bóng chuyền có lẽ là một trong những môn thể thao hàng đầu phù hợp với những tiêu chí này. Từ người già cho tới thanh niên và phụ nữ đều có thể thi đấu tốt.
Và bài viết lần này wikithethao sẽ chia sẻ với các bạn một cách chi tiết về luật bóng chuyền hơi, luật thi đấu bóng chuyền da mới nhất. Để các bạn có đầy đủ những kiến thức có thể thi đấu như một vận động viên bóng chuyền chuyên nghiệp.
Đôi nét về lịch sử bộ môn bóng chuyền
Bộ môn bóng chuyền có lịch sử thi đấu khoảng hơn một thế kỷ trước tại đất nước Hoa Kỳ, có lẽ những tín đồ của bộ môn bóng chuyền cần rất biết ơn William G. Morgan người đã sáng tạo ra bộ môn thi đấu bóng chuyền để chúng phát triển và lớn mạnh lan ra toàn thế giới như hiện nay.
Năm 1895 với mong muốn sáng tạo nên một môn thể thao tương tự như bóng rổ nhưng dễ chơi hơn và phù hợp cho nhiều đối tượng hơn, vì ông nhận thấy môn bóng rổ có điểm hạn chế là người chơi cần nhiều thể lực và tốc độ, điều mà những người tầm trung và cao tuổi rất khó có được.
Chính từ mong muốn đó mà bộ môn bóng chuyền đã ra đời với cái tên ban đầu là mintonette, sau đó được Alfred Halstead đổi tên thành “volley ball” cái tên rất thân thuộc như hiện nay.
Vào năm 1947 đánh dấu một mốc son đáng nhớ khi liên đoàn bóng chuyền quốc tế “FIVB” được thành lập và sau đó 2 năm tới năm 1949 giải vô địch bóng chuyền nam thế giới đã ghi lại dấu ấn quốc tế hóa bộ môn bóng chuyền trên toàn thế giới.
Và cho tới ngày nay thì bộ môn thể thao bóng chuyền đã trở thành bộ môn phổ biến nhất hành tinh trên khắp các châu lục với những giải bóng chuyền cấp thế giới, Olympic… và bộ môn này còn tổ chức với rất nhiều nội dung khác nhau phù hợp với từng đối tượng thi đấu như: Bóng chuyền da, bóng chuyền hơi, bóng chuyền bãi biển.
Những hình thức thi đấu bóng chuyền hiện nay
a. Bóng chuyền thi đấu(bóng chuyền da, thi đấu trong nhà thi đấu)
- Bóng chuyền nam
- Bóng chuyền nữ.
b. Bóng chuyền hơi(bóng bơm hơi, có trọng lượng nhẹ)
- Bóng chuyền hơi nam
- Bóng chuyền hơi nữ
- Bóng chuyền hơi người cao tuổi
c. Bóng chuyền bãi biển
Được tổ chức và thi đấu trên bãi biển, nền cát.
Đi vào chủ đề chính là luật thi đấu bóng chuyền, thì chúng ta có 2 thể loại chính là luật bóng chuyền da”những giải đấu chính thức cấp đội tuyển quốc gia” và luật bóng chuyền hơi được tổ chức mang tính phong trào, tại Việt Nam luật bóng chuyền hơi được sở TDTT ban hành.
Luật bóng chuyền da mới nhất
Luật bóng chuyền của liên đoàn bóng chuyền Việt Nam(UBTDTT Việt Nam) và cũng là luật của liên đoàn bóng chuyền quốc tế có tên viết tắt là (FIVB). Trong nội dung của bài viết này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu về luật thi đấu bóng chuyền còn, điều kiện sân bãi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết kích thước sân bóng chuyền.
Đôi nét về bộ môn bóng chuyền thi đấu
Đây là nội dung thi đấu phổ biến nhất và thường xuyên được tổ chức tại các giải đấu mang tầm cỡ quốc gia đó chính là điểm khác với hai nội dung còn lại là bóng chuyền bãi biển và bóng chuyền hơi.
Môn bóng chuyền da là môn thể thao mang tính đối kháng, với 2 đội chơi trên cùng một sân đấu và được phân cách bằng lưới chắn ở giữa, và bộ môn này được chia làm hai nội dung theo người chơi khi thi đấu là bóng chuyền nữ và bóng chuyền nam.
Mục đích của mỗi đội chơi là đánh cho trái bóng chạm phần sân của đối phương, trong thi đấu bóng chuyền mỗi đội chỉ được chạm bóng không quá 3 lần khi bóng sang phần sân của bên mình( không tính 1 chạm khi chắn bóng).
Một đường bóng bắt đầu bằng một pha phát bóng qua lưới của một trong hai bên và đường bóng chỉ kết thúc khi bóng chạm sân, một bên đánh bóng ra ngoài hay một đội bị phạm lỗi do trọng tài quyết định.
Theo luật bóng chuyền hiện hành tính điểm trong thi đấu bóng chuyền là tính điểm trực tiếp, tức đội nào thắng một pha bóng sẽ được cộng thêm một điểm, đồng thời giành được quyền phát bóng và đội giành chiến thắng trong pha bóng đó sẽ thực hiện xoay vòng theo chiều kim đồng hồ.
Quy định về cầu thủ, đội trưởng, huấn luyện viên theo luật mới nhất
Thành phần của đội bóng chuyền
_ Mỗi một đội bóng chuyền sẽ gồm nhiều nhất là 12 VĐV, 1 vị huấn luyện viên trưởng, 1 HLV phó, 1 NV chăm sóc chung và một vị Bác Sĩ cho cả đội. Trong những cuộc thi đấu bóng chuyền chính thức mà tổ chức bóng chuyền quốc tế tổ chức thì Bác Sĩ cần phải được sự đồng thuận từ FIVB.
_ Đội trưởng của đội bóng tham gia theo đúng luật bóng chuyền hiện hành, cần ghi rõ họ tên trong biên bản thi đấu chính thức, bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể làm đội trưởng của một đội bóng chuyền trừ Libero.
_ Theo đúng như luật thi đấu bóng chuyền da thì đội trưởng và HLV đã có tên trong biên bản thi đấu, khi thi đấu sẽ không được thay đổi. Chỉ có cầu thủ đăng ký thi đấu mới có quyền vào sân thi đấu.
_ Trong thi đấu bóng chuyền, mỗi đội sẽ cử ra 6 thành viên tham gia thi đấu tại các vị trí và số lượng như sau:
- Vị trí chuyền hai – số lượng 1 người.
- Tay đập ngoài hay còn gọi là tay đập biên trái – số lượng 1 người.
- Tay đập giữa – số lượng 2 người
- Tay đập đối diện hay còn gọi là tay đập biên phải – số lượng 1 người.
- Libero, đảm nhận vị trí bắt bước 1 – số lượng 1 người
Vị trí của cầu thủ và HLV khi thi đấu
Trong thời gian trận đấu diễn ra, các cầu thủ không thi đấu có thể ngồi tại ghế hoặc đứng ở khu khởi động của đội.
Ngoài thành viên của đội bóng, không ai được phép ngồi trên ghế hay tham gia khởi động cùng đội đó.
_ Quy định về khởi động không bóng:
Khi thời điểm thi đấu diễn ra các VĐV có thể tự do khởi động ở khu vực của đội mình.
Các cầu thủ có thể khởi động trong khoảng thời gian hội ý kỹ thuật.
Thời gian nghỉ giữa các hiệp các VĐV hoàn toàn có thể khởi động với bóng ở khu vực tự do.
Trang phục trong thi đấu bóng chuyền
_ Trừ vị trí Libero, thì áo của tất cả các thành viên thuộc đội bóng phải đồng bộ và đồng màu từ áo, quần đùi cho tới tất.
_ Trong luật bóng chuyền theo thể thức quốc tế thì giày bóng chuyền thi đấu phải có trọng lượng nhẹ, không đệm gót màu sắc phải giống nhau và có thể khác nhau về thương hiệu giày. Số áo của các cầu thủ cần được đánh số từ 1 cho tới 18.
Số áo phải ở giữa lưng và ngực, màu sắc của số áo phải nổi bật hơn so với màu nền của áo thi đấu, chiều cao của số tối thiểu là 15cm với số trước ngực và chiều cao số tối thiểu của số sau lưng áo là 20cm, nét phải rộng trên 2cm.
Ở một số giải đấu chính thức quốc tế số thi đấu của VĐV cần được in trên ống quần đùi và chiều cao tối thiểu của số phải là 4-6cm và chiều rộng là 1cm.
Trong các cuộc thi đấu thế giới và chính thức của FIVB, phải in số áo của đấu thủ ở ống quần đùi bên phải. Số phải cao từ 4 – 6cm, nét số rộng ít nhất 1cm.
Những đồ vật không được mang theo khi thi đấu
Vận động viên khi thi đấu không được mang theo bất kỳ vật dụng nào nhằm tạo lợi thế cho mình hoặc gây những ảnh hưởng tiêu cực tới đối thủ khi thi đấu.
Đội trưởng và huấn luyện viên là những người chịu trách nhiệm về hành vi và kỷ luật của các thành viên trong đội. Cầu thủ Libero (L) không được làm đội trưởng. (Điều 20.1.3; 21).
Quy định với đội trưởng trong luật chơi bóng chuyền da
Độ trưởng trong thi đấu bóng chuyền là đội trưởng trên sân đấu, trong quá trình thi đấu khi đội trưởng bị thay ra thì cần trao lại băng đội trưởng cho một VĐV khác. Khi bóng đã ngoài cuộc đấu thì đội trưởng có quyền được nói trực tiếp với trọng tài.
Đội trưởng của một đội bóng có quyền đề nghị trọng tài thứ nhất giải thích thắc mắc của đội. Người đội trưởng khi không đồng ý với giải thích của trọng tài thứ nhất có thể khiếu lại và được ghi vào trong biên bản thi đấu.
Đội trưởng có quyền đề nghị: Thay đổi trang phục thi đấu khi thấy cần thiết, kiểm tra lại các thiết bị trên sân, đề nghị hội ý và thay người.
Khi kết thúc trận đấu, người đội trưởng cần cảm ơn vị trọng tài điều khiển trận đấu, ký xác nhận vào biên bản thi đấu
Huấn luyện viên và luật hội ý trong bóng chuyền
Trong toàn bộ thời gian trận thi đấu diễn ra, HLV là người chỉ đạo đội nhà, đưa ra đội hình thi đấu, thay đổi người và xin hội ý khi có thay đổi HLV phải liên lạc với vị trọng tài thứ 2.
Trong thời gian thi đấu thì huấn luyện viên cần gửi phiếu báo vị trí cho thư ký hay vị trọng tài thứ 2.
Huấn luyện viên có quyền tạm dừng hộ ý và thay người khi trận đấu diễn ra và dưới sự cho phép của vị trọng tài điều khiển trận đấu.
Phạm vi hoạt động của huấn luyện viên khi chỉ đạo thi đấu là quanh ghế ngồi, dọc đường biên nhưng không được làm ảnh hưởng tới VĐV của cả hai đội.
Vai trò của huấn luyện viên phó
Trong quá trình thi đấu thì huấn luyện viên phó không có quyền chỉ đạo chiến thuật, vai trò của vị HLV này chỉ được thể hiện khi huấn luyện trưởng phải rời khỏi đội, nhưng cần được sự đồng ý của đội trưởng và vị trọng tài thứ nhất.
Luật thi đấu bóng chuyền chuẩn quốc tế
Phát bóng chuyền
_Theo như luật thi đấu bóng chuyền tay phát bóng của vận động viên chỉ được tiếp xúc với quả trong chuyền khi bóng đã rời hẳn khỏi tay tung bóng và bóng bay qua lưới giữa hai cọc ăng ten thì mới tính là không phạm luật.
_ Đội nào rút thăm thắng sẽ dành quyền phát bóng ở hiệu đầu, do VĐV ở khu số một phát bóng, khi sang tới hiệp thứ hai thì quyền phát bóng thuộc về đội kia.
_ Một điểm sẽ được cộng cho đội phát bóng nếu họ dành chiến thắng. Khi đội đỡ bóng dành được chiến thắng trong một đường bóng, thì đội đó dành quyền phát bóng và các VĐV phải di chuyển theo chiều kim đồng hồ và VĐV mới chuyển đến khu phát bóng sẽ thực hiện cú phát bóng này.
_ Một VĐV bất kỳ không được quyền phát bóng 2 lần liên tiếp và thứ tự phát bóng sẽ theo chiều kim đồng hồ như trên đã nói. Nếu như đội xoay vòng phát bóng không đúng theo thứ tự chuẩn, khi trọng tài phát hiện ra thì đối phương sẽ dành quyền phát bóng ghi được một điểm và đội xoay sai sẽ phải xoay lại cho đúng thứ tự.
_ Quy định với VĐV phát bóng: Người phát bóng sẽ phải đứng bên trong khu vực phát bóng(khu vực 1). Người phát bóng có quyền di chuyển một cách tự do miễn là khi tay tiếp xúc với bóng thì VĐV phải ở trong khu vực phát bóng và chân của người phát bóng không được dẫm vào vạch. Khi thực hiện phát bóng xong thì người phát di chuyển vào khu vực sân thi đấu.
_ Khi trọng tài nổi còi phát bóng, thì trong khoảng thời gian là 8s, người phát bóng cần thực hiện động tác đánh bóng. Nếu người phát tung bóng mà không đánh bóng, bóng không chạm người thì trọng tài sẽ cho VĐV đó quyền phát bóng lại.
_ Trong quá trình VĐV đội tấn công phát bóng, đội tấn công không được có những hành động nhằm hạn chế tầm nhìn của đội đỡ bóng
_ Khi bóng đã sang phần sân của đội đỡ bóng, đội đỡ bóng cần ít nhất hai chạm để đưa bóng sang phần sân của đối phương và số lần chạm bóng không quá 3 lần(không tính chắn bóng)
Quy định cụ thể về đánh bóng theo luật bóng chuyền quốc tế
_ Một đội sẽ có số lần chạm bóng tối đa không vượt quá 3 lần(không tính chắn bóng), và một VĐV không được chạm bóng 2 lần liên tiếp.
_ Người đỡ bóng có thể dùng bất kỳ bộ phận nào của mình để đỡ bóng(tay, chân, đầu, ngực…) nhưng cần phải trong cùng một động tác.
_ Trong trường hợp 2,3 người cùng tiếp bóng thì chỉ tính một lần chạm bóng và người chạm bóng không được thực hiện thêm cú đánh bóng tiếp theo, việc quyết định ai là người chạm bóng và bắt lỗi sẽ do trọng tại quyết định.
_ Trong trường hợp 2 thành viên của hai đội cùng chạm bóng ở trên lưới, thì khi bóng sáng bền nào bên đó được quyền thêm 3 lần chạm bóng theo luật bóng chuyền da, khi bóng bay ra ngoài sân của bên A thì bên B sẽ bị tính là đánh bóng ra ngoài.
_ Nếu hai đội cùng giữ bóng lâu trên lưới thì trọng tài sẽ quyết định cho phát lại bóng.
_ Bắt lỗi tư thế đánh bóng:
+ VĐV bị tính là phạm lỗi khi đứng trên mặt đất dùng cả hai tay để đập bóng.
+ Đỡ bóng hai tay và không thành một khối thống nhất,
Khi bóng bay sang sân đối phương
_ Một đường bóng được tính là đúng khi bóng qua phần sân của đội bạn thuộc vào phần không gian của sân ngăn cách bởi mặt phẳng thẳng đứng của lưới, và thuộc phạm vi của cột ăng ten được bố trí ở hai bên lưới.
_ Bóng sẽ được tính ngoài sân sau khi phát khi bóng chạm ăng ten, bật vào khán giả hay những vật dụng bên ngoài sân thi đấu.
Qua đường giữa sân và chạm lưới
_ Một VĐV sẽ bị tính là phạm lỗi đường giữa sân khi để bất kỳ bộ phận nào của cơ thể sáng phần sân của đối phương và chạm với phần sân đó.
_ Trong khi trận đấu đang diễn ra, bất kỳ bộ phận nào của VĐV chạm lưới dù là từ trong sân hay ở ngoài sân đều bị tính là phạm luật thi đấu bóng chuyền.
Tấn công trong bóng chuyền
_ Bất kỳ cách đánh bóng hợp nệ nào sang phần sân của đối phương đều là cách tấn công như: Đập bóng, búng bóng sang phần sân đối phương hay bỏ nhỏ.
_ Trong luật thi đấu bóng chuyền thì bất kỳ cầu thủ nào của một đội thuộc hàng sau đều có thể tham gia tấn công và giành điểm, ở bất kỳ độ cao nào, miễn là chân không dẫm nên vạch 2m.
_ VĐV ở khu vực 2m, chỉ được phép đẩy bóng sang phần sân của đối khương, khi bóng có độ cao không vượt quá mép lưới hay nói cách khác, vị trí bên trong khu vực 2 m không được đập bóng, khi bóng ở bên trên mép lưới.
Quy định về Chắn bóng theo luật bóng chuyền mới
_ Có tối đa 3 VĐV ở phía hàng trước được phép chắn bóng khi đối phương tấn công, có thể là 2 người chắn, 1 người chắn hoặc cả 3 cùng nhảy lên chắn bóng. Trong trường hợp nhả lên chắn bóng, người chắn bóng có thể thể chạm một vài lần và sau đó có thể đánh tiếp bóng.
_ Khi nhảy lên chắn bóng, bóng có thể chạm vào bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người chắn đều không tính là phạm luật.
_ Trong quá trình bật nhảy chắn bóng thì bàn tay hay cánh tay của người nhảy lên chắn bóng có thể đưa qua lưới chắn.
_ Theo luật thi đấu bóng chuyền thì không tính chắn bóng là một lần chạm bóng.
_ Các VĐV ở vịt trí hàng sau, không được phép tham gia vào việc chắn bóng, nếu tham gia vào chắn bóng sẽ bị tính là phạm luật.
_ Khi đối phương phát bóng, không được nhảy lên để chắn bóng, chỉ được chắn bóng trên lưới khi đối phương thực hiện đường tấn công xuất phát từ khu vực phía ngoài vạch 2m.
Quy định về hoán đổi vị trí trong bóng chuyền
Cách thức di chuyển đội hình khi thi đấu bóng chuyền, được biểu diễn một cách đơn giản ở hình vẽ dưới, cả hai đội sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ khi nhìn từ trên cao xuống.
Hình trên biểu diễn cách hoán đổi vị trí thi đấu trong bóng chuyền thi đấu.
Xử lý lỗi trong thái độ thi đấu: Được miêu tả nhanh bằng bảng bên dưới.
Các phân định thắng thua trong thi đấu bóng chuyền da
Theo luật bóng chuyền quốc tế mới nhất, thì một trận đấu bóng chuyền sẽ được diễn ra với tối đa là 5 hiệp đấu đội nào giành chiến thắng 3 trên 5 hiệp sẽ là đội chiến thắng chung cuộc.
_ Đội thắng trong một hiệp đấu trừ hiệp thứ 5, là đội giành được trước 25 điểm và hơn đội đối phương ít nhất 2 điểm. Với hiệp đấu thứ 5 thì đội nào ghi được 15 điểm trước và cách đối thủ trên 2 điểm cũng sẽ là đội thắng trong hiệp đấu đó.
_ Nếu như hai đội đã đánh tới điểm số 25(15 trong hiệp 5) mà khoảng cách về điểm số chỉ là 1 điểm thì 2 đội sẽ thi đấu cho tới khi có một đội dẫn cách đội còn lại 2 điểm và chiến thắng sẽ thuộc về đội nhiều hơn 2 điểm đó.
_ Một đội tới địa điểm thi đấu mà trần trừ không đấu thì đội đó sẽ bị xử thua với tỉ số 3-0 và điểm số của mỗi hiệp là 25:0.
_ Theo luật thi đấu bóng chuyền thì, đôi nào đến không đúng giờ và không có lý do chính đáng sẽ bị tính thua như trường hợp trên.
_ Đội nào không đủ đội hình thi đấu cũng sẽ bị tính thua. Trong trường hợp thiếu người do chấn thương thì đội đó vẫn bị tính thua còn điểm số của hiệp thiếu người sẽ được giữ nguyên.
Luật bóng chuyền hơi mới nhất
Bộ môn bóng chuyền hơi sẽ có đôi chút khác biệt với thi đấu bóng chuyền da. Vì là bộ môn mang tính phong trào, bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể tham gia vào việc thi đấu, đặc biệt phù hợp với những người trung niên, cao tuổi cả nam giới và nữ giới.
Trái bóng của những trận đấu bóng chuyền hơi được làm bằng cao su mềm thổi hơi, vì vậy mà đánh sẽ không bị đau tay hay mất quá nhiều sức lực. Chính vì vậy mà thi đấu bóng chuyền hơi ngày càng trở nên phổ biến.
Ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về luật thi đấu bóng chuyền hơi mới nhất do sở TDTT quy định.
Thành phần đội bóng trong luật bóng chuyền hơi
– Đội hình thi đấu
_ Mỗi một đội tham gia thi đấu bóng chuyền hơi sẽ có 10 VĐV – 1 huấn luyện viên và một lãnh đạo, số lượng tham gia thi đấu của mỗi đội sẽ là 5 người trên sân.
_ Tên vận động viên tham gia thi đấu được ghi rõ trang bảng danh sách đăng ký giải. Bao gồm tất cả tên các cầu thủ vị trí, đội trưởng khi trên sân thi đấu phải đeo băng đội trưởng ở phía trước ngực hay tay áo.
Nếu trong quá trình thi đấu VĐV được đăng ký làm đội trưởng được thay ra, thì đội trưởng cần trao chiếc băng đội trưởng cho 1 người thi đang thi đấu trên sân.
Đồng phục thi đấu của vận động viên theo luật bóng chuyền hơi
_ Theo như luật thi đấu bóng chuyền Việt Nam quy định quàn áo của các VĐV phải đồng nhất, cả về kiểu áo màu sắc
_ Giày thi đấu bóng chuyền cũng cần đồng nhất về màu sắc kiểu dáng có thể khác thương hiệu sản xuất, giày cần được làm từ đế mềm.
_ Số áo đấu của các cầu thủ được đánh số thứ tự từ 1 cho tới 10, bao gồm 2 vị trí đánh số là trước ngực và sau lực. chiều cao của số trước ngực tối thiểu là 10cm và chiều cao tối thiểu của số sau lưng là 15cm. Bề rộng nét chữ khoảng 2cm.
Quy định huấn luyện viên, vận động viên trong luật chơi bóng chuyền mới
_ Trong quá trình thi đấu bóng chuyền hơi, cả huấn luyện viên và VĐV đều cần phải tuân thủ theo luật và quyết định của trọng tài điều khiển trận đấu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thì người duy nhất được phép yêu cầu trọng tài giải thích là người đội trưởng của mỗi đội.
_ Theo luật thi đấu bóng chuyền HLV và tất cả các VĐV đều phải tôn trọng và tuân thủ theo quyết định của trọng tài. Không được dùng lời nói hay hành động phi thể thao để phản đối trọng tài, hay có những hành động nhằm câu giờ trì hoãn trận đấu diễn da.
_ Trước mỗi một trận đấu hay hiệp đấu HLV cần phải là người đưa tên của các VĐV vào danh sách thi đấu.
_ Sau khi trận đấu bóng chuyền kết thúc thì đội trưởng của cả hai đội phải ký vào biên bản xác nhận kết quả thi đấu của trận đấu đó.
Quy trình của một trận đấu bóng chuyền theo luật bóng chuyền mới nhất
Bốc thăm trong luật thi đấu bóng chuyền hơi
_ Theo đúng luật bóng chuyền hơi Việt Nam. Trước hiệp đấu đầu tiên và hiệp đấu thứ 3, tổ trọng tài sẽ tổ chức bốc thăm để chia sân đấu cũng như rút thăm để bên nào giành quyền phát bóng trước.
_ Trước khi bắt đầu trận đấu mỗi đội sẽ có 5 phút để khởi động, và nếu như hai động cùng khởi động thì khoảng thời gian dành cho việc khởi động sẽ là 10 phút.
_ 3 Phút là khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp 1 và hiệp thi đấu thứ hai và 5 phút là khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp 2 và hiệp đấu cuối(hiệp 3). Trong quá trình nghỉ giữa các hiệp thì VĐV được ra khỏi khu vực thi đấu tới khu vực của ban huấn luyện để có thể nghe sự chỉ đạo chiến thuật từ huấn luyện viên.
_ Trong hiệp thi đấu thứ 3 đội nào giành được 8 điểm trước thì hai đội sẽ thực hiện đổi sân thi đấu và trong thời gian này các VĐV sẽ không được nghỉ ngơi hay nghe chỉ đạo từ ban huấn luyện. Đội hình thi đấu sau khi chuyển sân vẫn phải giữ nguyên, đội phát bóng vẫn sẽ phát bóng.
_ Trong trường hợp 1 đội có người bị chấn thương thì vị trọng tài thứ 1 sẽ cho tạm dừng trận đấu lại và thực hiện thay người hoặc VĐV bị chấn thương sẽ có 3 phút để hồi phục. Trong trường hợp không có người thay hay VĐV bị chấn thương không kịp bình phục thì đội đó sẽ bị sử thua hiệp đó và tỉ số cũng như điểm vẫn được giữ nguyên ghi trong biên bản thi đấu.
Vị trí thi đấu của các VĐV theo luật bóng chuyền hơi
_ Đội hình thi đấu của mỗi người trong môn bóng chuyền sẽ là 3 người đứng hàng trước và 2 người đứng phía sau, các vị trí này được đánh số theo đội hình đăng ký từ trước từ 1 cho tới 5.
_ VĐV sau khi phát bóng có thể di chuyển tự do trên sân đấu
_ VĐV ở hàng sau sẽ không được tham gia chắn bóng.
Quy định về hội ý trong bóng chuyền hơi
_ Trong mỗi một hiệp đấu, mỗi đội sẽ được phép xin hội ý chiến thuật 2 lần, thời gian cho mỗi lần hội ý là 1 phút và chỉ khi nào bóng chết(không trong cuộc) thì HVL và đội trưởng mới được xin phép trọng tài để được hội ý, khi trọng tài thổi còi bắt đầu lại thì trận đấu phải diễn ra ngay.
Luật thay người trong bóng chuyền hơi
_ 5 Người là số lượng tối đa được thay trong một hiệp của một đội và thời điểm thay người sẽ là lúc bóng ngoài cuộc(bóng chết). HLV và đội trưởng sẽ là người đề xuất lên trọng tài chính để xin được phép thay người, khi thư ký ghi vào biên bản thi đấu thì trận đấu sẽ tiếp tục được diễn ra.
_ Trong luật bóng chuyền hơi có quy định khi chưa hết một pha đấu thì không được thay người tiếp.
_ Trong mỗi một hiệp thì VĐV dự bị chỉ được thay vào sân một lần và chỉ thi đấu đúng vị trí mà VĐV mới được thay ra.
_ Khi trọng tài cho phép thay người thì VĐV phải sẵn sàng thi đấu ở khu vực 2m, nếu vẫn chưa sẵn sàng thì đội đó coi như đã sử dụng 1 lần hội ý trong hiệp đó.
Các tính điểm trong luật bóng chuyền hơi
_ Ghi điểm trong luật thi đấu bóng chuyền hơi: Khi một trong hai đội giành chiến thắng trong một đường bóng sẽ được tính là một điểm.
_ Điểm thắng trong một hiệp: Nếu như đội nào ghi được số điểm 25 trước và cách số điểm của đối phương tối thiểu 2 điểm, thì hiệp đó coi như đội đó thắng. Ở hiệp đấu cuối đội nào ghi được trước 15 điểm và hơn đội kia 2 điểm trở lên thì thắng ở hiệp 3(hiệp quyết thắng).
_ Đội nào thắng 2 hiệp thì đội đó được tính thắng chung cuộc và biên bản thi đấu sẽ ghi lại đội đó giành chiến thắng với tỉ số 2-0.
_ Nếu tới 25 điểm trong hiệp 1,2 và tới 15 điểm trong hiệp 3 hai đội vẫn bằng điểm hoặc hơn nhau 1 điểm thì hai đội sẽ thi đấu cho tới khi có một đội dẫn trước đội còn lại 2 điểm. Đội dẫn trước 2 điểm sẽ giành chiến thắng trong hiệp đấu đó.
_ Đội nào đến muộn giờ mà không có lý do chính đáng sẽ bị tính là thua cuộc với tỉ số 2-0 và thua trong mỗi hiệp là 25:0.
Tổng kết
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về những quy định cơ bản nhất trong luật bóng chuyền Việt Nam và thế giới, với hai nội dung chính là luật bóng chuyền da và luật thi đấu bóng chuyền hơi.
Để giúp ích được cho độc giả trong việc cập nhật luật, bạn nào nắm bắt được những thay đổi trong luật có thể Comment ở phía dưới của bài viết và wikitheothao.com sẽ cập nhật lại để bài viết được hoàn thiện hơn.
Bóng phát sang có được đưa bóng sang ngay không ( đệm bóng hoặc chuyền bóng ). Đập bóng sang ngay thì k được rồi.
Chào bạn Bùi Loan, trong trường hợp như bạn mô tả thì dù trong bóng chuyền hơi hay thi đấu bóng chuyền chuyên nghiệp đều không phạm luật bạn nhé, chỉ là ít khi các vđv sử lý như vậy thôi.
ad cho mình hỏi, bóng phát sang người trong vạch 2m có được đưa bóng sang ngay không ?
Trường hợp nào thì bị coi là vít bóng,dính bóng?