kích thước sân bóng rổ tiểu chuẩn và cách vẽ sân A-Z

Date:

Nếu như bạn đam mê với bộ môn bóng rổ, bạn mong muốn tìm hiểu một cách đầy đủ nhất toàn bộ thông tin liên quan đến bộ môn thể thao này, thì bài viết này là dành cho bạn.

Ngày hôm nay wikithethao.com sẽ cùng các bạn tìm hiểu về kích thước sân bóng rổ một cách chi tiết nhất với đầy đủ các kích thước của một sân bóng rổ tiêu chuẩn như sân thi đấu chuyên nghiệp nhà nghề Mỹ NBA và một phần cộng thêm là kích thước sân bóng rổ mini dành cho học sinh tiểu học và THCS…

Với đầy đủ kích thước chiều dài chiều rộng của sân thi đấu bóng rổ và sân 3×3, cũng như chiều cao rổ bóng rổ và phần trụ của sân bóng rổ. Chắc chắn với những thông tin dưới đây bạn hoàn toàn có thể tự vẽ sân bóng rổ với kích thước chuẩn nhất nếu muốn.

kích thước sân bóng rổ

>> Click tìm hiểu luật bóng rổ mới và đầy đủ nhất hiện nay

Kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn là bao nhiêu

Mặt sân bóng rổ là một mặt phẳng không có chướng ngại vật và có kích thước chiều dài chiều rộng có thể thay đổi tùy theo từng quốc gia, với chiều dài sân bóng rổ tiêu chuẩn là 28m và chiều rộng là 15m.

Trong mỗi một giải đấu tổ chức tại quốc gia khác nhau kích thước của sân thi đấu bóng rổ có thể thay đổi, tuy nhiên kích thước tối đa là 28mx15m và kích thước tối thiểu cần có là 26mx14m.

kích thước sân bóng rổ
Kích thước của một sân thi đấu bóng rổ chuyên nghiệp.

Nhìn trên hình thì các bạn có thể thấy chúng có rất nhiều kích thước có thể khiến bạn bị “hoa mắt” nhưng chúng ta chỉ cần quan tâm tới những kích thước chính yếu sau.

+ Sân bóng rổ là một mặt phẳng hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng là 28mx15m”kích thước chuẩn”.

+ Tâm vòng tròn ở giữa sân đấu Centre cirtle có đường kính là 3,6m và tất cả vòng tròng hay nửa vòng tròn trên sân bóng rổ đều có bán kính là 1,8m.

+ Khu vực 3 điểm: Đây là khu vực mà chúng ta được nghe rất nhiều trong môn bóng rổ(phần vòng tròn màu trắng của hai đội ở hình trên), được tính là toàn bộ phần sân thi đấu ngoại trừ khu vực phía rổ của mỗi đội “các bạn xem hình dưới để hình dung dễ hơn nhé”.

khu vực 3 điểm sân bóng rổ

Khu vực 3 điểm được tính là khoảng cách từ tâm của rổ bóng xuống mặt đất tới vị trí bất kỳ thuộc cung tròn khu vực 3 điểm, và bán kính của cung tròn này là 6,25m.

+ Chiều cao trần của nhà thi đấu bóng rổ: Đối với những trận đấu bóng rổ trong nhà thì chiều cao tối thiểu không có vật cản được tính từ mặt sân lên trên là 7m.

+ Cách vạch kẻ giới hạn của sân bóng rổ có kích thước là 5cm và chỉ có một màu và màu này phải nổi bật so với nền sân.

+ Khoảng cách từ đường biên sân thi đấu “theo cả chiều ngang và chiều dọc sân” cần có hành lang rộng tối thiểu 2m và không có vật cản.

Chiều cao rổ bóng rổ

chiều cao rổ bóng rổ
Kích thước rổ và chiều cao trụ bóng rổ

+ Chiều cao rổ bóng rổ tính từ vành tới mặt đất là 3,05m

+ Kích thước của bảng rổ tiêu chuẩn là 180cm x 105cm

+ Đường kính rổ bóng rổ là 45cm, khoảng cách từ bảng tới rổ là 15cm, độ dày của rổ là từ 1,6cm cho tới 2,0cm.

kích thước quả bóng rổ

+ Kích thước quả bóng rổ chủ yếu được tính theo chu vi và chu vi quả bóng là từ 75cm tới 78cm

+ Trọng lượng của quả bóng rổ 0,567 kg đến 0,650 kg.

Kích thước sân bóng rổ mini(sân bóng rổ cho trẻ em)

Sân bóng rổ mini dành cho lứa tuổi học sinh từ 11 tuổi trở xuống tức lứa tuổi tiểu học.

kích thước sân bóng rổ mini

 

Chiều dài và chiều rộng của sân bóng rổ cho trẻ em có thể điều chỉnh linh động và không có một kích thước tuyệt đối, kích thước thường được sử dụng nhiều nhất là 18mx10m và 12mx7m. Và kích thước khu vực 3 điểm của sân thi đấu bóng rổ mini là 4m.

Kích thước sân bóng rổ 3×3

Đặc điểm của thi đấu bóng rổ 3×3 là thi đấu trên một sân gồm 2 đội, mỗi đội có 3 người. Kích thước của sân bóng rổ 3×3 thường là 15mx11m. Khu vực ném 3 điểm là 5,8m.

Cách vẽ sân bóng rổ chuẩn

Nếu như bạn không có điều kiện để thi đấu trên một sân bóng rổ chuyên nghiệp các bạn hoàn toàn có thể tự thiết kế cho mình một sân bóng rổ, bằng cách vẽ theo kích thước sân mà phía trên mà chúng ta đã cùng tìm hiểu.

Sau khi đã nắm bắt được kích thước chi tiết của sân bóng rổ như ở trên chúng ta đã cùng tìm hiểu, có lẽ việc kẻ sân bóng rổ đã không còn là vấn đề lớn với các bạn nữa.

Đặc biệt là khi các bạn đã có đầy đủ những dụng cụ sau.

+ Một mặt phẳng: Có thể là sân bê tông, miễn là phẳng và đủ kích thước là ok.

+ Trụ bóng rổ(các bạn có thể phải mua hoặc có thể tự làm)

+ Một thước dây(càng dài các tốt nhé)

+ Vài cuộn băng dính

+ Một xô vôi nước hoặc sơn, cùng con lăn sơn.

+ Tốt nhất nên có 2 người trở lên sẽ dễ làm hơn.

Tiếp theo các bạn sẽ đo và kẻ để hình thành lên hình chữ nhật có kích thước theo đúng kích thước mong muốn, nối hai đường chéo của hình chữ nhật bạn sẽ được tâm của đường tròn chính giữa.

Chia sân làm 2 phần bằng nhau, tiếp theo các bạn cần làm với từng phần sân một, các bạn có thể tham khảo clip dưới đây nhé.

Tổng kết:

Đó là toàn bộ những thông tin chi tiết về: Kích thước sân bóng rổ tiêu chuẩn cùng với đó là kích thước sân mini, chiều cao trụ bóng rổ, kích thước rổ bóng rổ, quả bóng rổ….và cả cách vẽ sân bóng rổ để bạn có thể tự thiết kế cho mình một sân bóng rổ tại nhà.

Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích, nếu như bạn có ý kiến góp ý về nội dung bài viết các bạn hãy để lại Comment ở phía dưới và chúng tôi sẽ hồi đáp lại ý kiến của bạn nhanh nhất có thể.

>> Hướng dẫn kỹ thuật bóng rổ cơ bản cho người mới

Lovesport
Lovesport
Lovesport yêu thích các hoạt động thể thao đặc biệt là đá cầu, đá bóng, cầu lông và chạy bộ.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Related articles

Chạy bộ buổi tối có tốt không & những lưu ý quan trọng bạn nên biết

Thời điểm chạy bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Nhiều người lựa chọn chạy bộ vào buổi tối vì đây là thời điểm họ có nhiều thời gian rảnh sau một ngày làm việc.

Có nên chạy bộ lúc 5h sáng không? Lợi ích và lý do bạn nên thử

Thời điểm chạy bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập. Nhiều người sẽ thắc mắc liệu có nên chạy bộ lúc 5 giờ sáng hay không. Bài viết này wikithethao sẽ phân tích chi tiết lợi ích và những điều cần lưu ý khi chạy bộ vào thời điểm này để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình.

[Giải đáp] Đi bộ hay chạy bộ tốt hơn?

Đi bộ và chạy bộ là hai hình thức vận động phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn không biết nên chọn đi bộ hay chạy bộ. Bài viết này wikithethao sẽ so sánh chi tiết hai hình thức này để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

9 bài khởi động trước khi chạy bộ phổ biến & hiệu quả nhất

Nhiều người mới bắt đầu chạy bộ thường sẽ bỏ qua những bước khởi động, có một số trường hợp chỉ khởi động qua loa, khởi động cho có mà thôi. Nhưng họ đâu biết rằng việc khởi động trước mỗi buổi chạy là vô cùng quan trọng, có thể giúp họ tránh được những chấn thương không đáng có và sẽ làm cho buổi tập đạt được hiệu quả tốt hơn.