Đá cầu là bộ môn thể thao ngày càng phổ biến ở nước ta hiện nay, với nhiều lứa tuổi và tầng lớp tham gia với đặc điểm rất dễ chơi khi chỉ cần một quả cầu và một diện tích nhỏ và một vài người chơi là có thể tổ chức một trận đá cầu.

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những vấn đề chung nhất của bộ môn đá cầu, từ nguồn gốc và tóm tắt luật đá cầu đơn giản dễ hiểu nhất cùng những lưu ý về đá cầu đơn, đá cầu đôi cho nam và nữ cũng như kích thước sân đá cầu thế nào là đạt chuẩn.

Những chia sẻ dưới đây sẽ rất có ích cho học sinh, sinh viên trước các bài kiểm tra cũng như với cả các vận động viên và những người có niềm đam mê với bộ môn đá cầu, mong muốn hiểu chi tiết nhất về bộ môn này.

Đá cầu

Nguồn gốc môn đá cầu

Trung Quốc là cái nôi sản sinh ra bộ môn thể thao mang tính quần chúng rất cao này, theo tài liệu lịch sử ghi lại thì từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì môn đá cầu đã xuất hiện tại Trung Quốc, và sau đó là sự phổ biến của bộ môn này tới toàn Châu Á.

Tới năm 1984 thì bộ môn đá cầu trở thành môn thể thao chính thức của quốc gia này với hầu hết các trường học phổ thông cơ sở hay trung học phổ thông đều đưa bộ môn này vào nội dung giảng dạy trong nhà trường. Và cho tới những năm 2003 thì đá cầu đã được đưa vào bộ môn thi đấu tại đại hội thể thao Đông Nam Á.

Cho đến nay môn thể thao này đã rất phổ biến đặc biệt là tại Châu Á thì Trung Quốc và Việt Nam là 2 quốc gia mạnh nhất về bộ môn này, Hungary và Đức hùng bá tại Châu Âu. Từ đó hình thành nên hệ thống luật đá cầu chuẩn quốc tế áp dụng cho tất cả các cuộc thi đấu thể thao mang tầm vóc quốc tế và  International Shuttlecock Federation là tên tiếng anh của liên đoàn đá cầu quốc tế.

môn đá cầu

Hình thức đá cầu

Đá cầu hiện nay được chia làm 2 loại chính, một loại là đá cầu thi đấu loại còn lại là đá cầu mang tính biểu diễn cao hay còn gọi là đá cầu nghệ thuật hay ngôn ngữ hiện đại tại nước ta là đá cầu phủi.

  1. Đá cầu thi đấu: Trong thể thức thi đấu trong các cuộc thi đá cầu có hai nội dung là đá cầu đơn(1 VS 1) và đá cầu đôi(2 VS 2), với mục đích cuối cùng rất đơn giản là đá cầu đúng luật đá cầu để đối phương không đỡ được và dành chiến thắng.
  2. Đá cầu biểu diễn: Đúng như tên gọi đây là thể thức khá tự do không có quy tắc nhất định mà chỉ mang tính nghệ thuật biểu diễn là chính. Đá cầu nghệ thuật có thể đá với một người hay một nhóm người(hình thức đá cầu thường thấy tại nước ta) đặc biệt tại các trường học phổ thông và hệ đại học.

Đá cầu nghệ thuật

Luật đá cầu (UB-TDTT)

Cho tới thời điểm này luật đá cầu nói chung vẫn không có nhiều thay đổi, theo nghị định số 22/2003/ NĐ-CP ngày 11/3/2003  WIKITHETHAO.COM sẽ cập nhập đầy đủ nếu có sự thay đổi về luật.

Và chúng tôi sẽ tóm tắt những nội dung chính của luật này để các bạn có thể hiểu về những nội dung chính quan trọng trong luật mà không gây nhàm chán. Luật bao gồm 19 điều.

Kích thước sân đá cầu, dụng cụ và luật đá cầu

I, Kích thước của sân đá cầu

sân đá cầu phải dật quy chuẩn là một mặt phẳng có kích thước mô phỏng như hình vẽ để có thể quan sát trực quan hơn.

kích thước sân đá cầu
Kích thước của một sân đá cầu đạt chuẩn
  • Chiều dài của sân là 11,88m
  • Chiều rộng 6,10m
  • Đường kẻ vạch màu trắng chia đôi sân đá cầu thành hai phần bằng nhau và phía trên là lưới.
  • Khu vực đường giới hạn phát cầu hợp lệ: Là khu vực có chiều rộng 1,98m tính từ vạch kẻ giữa sân về phía sân của cả hai đội.
  •  Từ mặt sân lên 8m không được có vật cản(chiều cao an toàn)

II, Kích thước lưới

+ Lưới rộng 0,75m.

+ Dài tối thiểu là 7,1m.

+ Các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m.

+ Viền trên và viền dưới của mép lưới là một băng vải có chiều rộng 0,04-0,05m và sử dụng sợi dây luồn có tác dụng làm căng mép lưới thường có màu đỏ để tiện cho trọng tài quan sát.

+ Hai cột căng lưới được đặt song song nằm ngoài sân và cách đường biên dọc sân khoảng 0,5m.

Chiều cao của lưới tiêu chuẩn:

+ Đối với nữ thì chiều cao lưới: 1,6m.

+ Đối với thiếu niên lưới có chiều cao: 1,4m.

+ Đối với lứa tuổi nhi đồng lưới có chiều cao: 1,3m.

+ 0,02m là độ vọng cho phép của lưới so với phương ngang

III. Kích thước cột và Ăng ten

+  Chiều cao tối đa của cột lưới: 1,7 m

+  Hai cột lưới cách mép biên dọc 0,5m và được cố định theo hướng thẳng đứng.

+ Kích thước cột Ăng ten: Có chiều dài 1,2m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trên của lưới là 0,44m.

Kích thước quả cầu                                                                          

+ Chiều cao  của cầu là 0,131m, đường kính 0,06m.

+ Trọng lượng cầu 14g (+, -1).

Vị trí ngồi của trọng tài

+ Chiều cao ghế của trọng tài bắt chính là 1,2m – 1,5m, đặt thẳng hàng với cột lưới cách đường biên dọc của sân là 0,5m.

+ Ghế của trọng tại số 2 (trọng tài phụ) có chiều cao từ 0,8m – 1m được đặt đối diện với trọng tài chính.

Hình thức thi đấu

+ Đấu đơn 1 VS 1(áp dụng luật đá cầu đơn).

+ Đấu đôi 2 VS 2(áp dụng luật đá cầu đôi).

+ Đấu đội 3 VS 3(luật đá đồng đội).

+ Trận đấu đồng đội với 2 đội tham dự với tối đa là 9 người và tối thiểu là 6 người ở mỗi bên. Trình tự thi đấu: đơn, đôi, đội, đôi, đơn.

+ Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội dung 3 đấu thủ)

VII. TRANG PHỤC

a. Trang phục thi đấu của cầu thủ:

+  Các cầu thủ tham gia vào trận đấu phải mặc quần áo thể thao và sơ vin(áo bỏ trong quần). Giày phải là giày chuyên dụng thi đấu.

+ Mỗi đội sẽ có một đội trưởng(thủ quân) cần phải đeo băng đội trưởng trên tay.

+  Bất kỳ cầu thủ nào cũng cần mang số áo cố định trong suốt giải đấu. Với số từ 1 tới 15. Các số áo phải rõ ràng với số phía sau cao tối thiểu là 0,2m và số phía tước là 0,1m.

+ Trong thể thức thi đấu đồng đội, các tuyển thủ cùng một đội thì trang phục phải đồng nhất.

b. Các thành viên trong ban huấn luyện phải mặc trang phục thể thao và giày thể thao.

c. Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây).

VIII. Luật thay người khi thi đấu

a. Có thể thay cầu thủ thi đấu tại bất kỳ thời điểm nào (được thay tối đa 3 cầu thủ trong 1 hiệp), chỉ thay người khi được phép của trọng tài. Nội dung đồng đội sẽ có 3 cầu thủ dự bị, còn với các nội dung đơn và nội dung đôi sẽ không có dự bị.

b. Khi thi đấu, trọng tài truất quyền thi đấu của cầu thủ:

– Với nội dung đội thì đội đó có quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay người trong hiệp đấu đó. Còn nếu đã thực hiện thay đổi thì đội đó sẽ bị sử thua.

– Còn khi thi đấu theo thể thức đôi và đơn thì đội nào bị truất quyền thi đấu sẽ bị sử thua.

Công tác trọng tài

Ban trọng tài sẽ có những vị trí sau:

+ Một trọng tài chính.

+ Một trọng tài làm trợ lý cho trọng tài chính

+ Trọng tài bàn.

+ Một trọng tài lật số tính điểm.

+ Hai trọng tài biên.

Chọn sân và khởi động

+ Chọn sân: Sử dụng hình thức bắt thăm để chọn sân, bên nào bắt được thăm sẽ được chọn sân.

+ Bên bắt thăm sẽ được khởi động trước và tiếp theo tới bên còn lại. Trong quá trình này chỉ có các thành viên trong ban huấn luyện mới được vào sân.

Vị trí thi đấu

+ Khi trọng tài ra ký hiệu chuẩn bị thì các cầu thủ cần phải ở đúng vị trí trên sân ở tư thế chuẩn bị.

+ Khu giới hạn là nơi cầu thủ đứng phát cầu và chân trụ của cầu thủ phải trong vạch giới hạn đó.

+ Phía bên đối diện sẽ tự do di chuyển trong phạm vi quy định để đỡ cầu.

+ Vị trí các cầu thủ khi thi đấu đôi và đội:

Phát cầu:

Với thi đấu đôi: Khi một đấu thủ phát cầu, đối thủ phía bên kia không được đứng trong đường nối của khu vực phát cầu 2 bên và không được sử dụng hành động hay lời nói để làm phân tâm bên phát cầu.

Với thi đấu đồng đội: Khi cầu thủ số 1 phát cầu, tại vị trí số 2 – 3 đứng trong sân (2 bên phải, 3 bên trái) và không được đứng trên đường chéo nối khu vực phát cầu 2 bên

Bên đỡ cầu: Các vị trí 1,2,3 cần được đứng đúng trong khu vực để nhận cầu từ phía bên phát cầu

XII. Khi trận đấu bắt đầu

+ Hiệp đấu đầu tiên sẽ được bắt đầu khi bên phát cầu phát trước. Đội nào thắng sẽ là đội phát cầu trong hiệu tiếp theo.

+ Cầu phải được phát ngay khi trọng tài công bố điểm. Với trường hợp cầu thủ câu giờ trọng tài sẽ nhắc nhở và một điểm dành cho đối phương khi bị nhắc đến lần thứ 2.

+ Khi phát cầu, Các cầu thủ sẽ được tự do di chuyển trên phần sân của mình khi cầu thủ tiếp xúc với cầu.

+ Khi nào sẽ phải phát cầu lại:

– Phát lại khi cầu mắc vào lưới mà không phải lần chạm cầu cuối cùng.

– Cầu bị hỏng và không thể tiếp thục thi đấu, thay cầu và phát lại.

– Phát cầu quá sớm khi chưa có hiệu lệnh từ trọng tài.

– Do những vấn đề từ bên ngoài tác động vào.

XIII. Bắt lỗi

a. Lỗi khi phát cầu:

+ Khi giẫm chân vào đường biên ngang hay đường giới hạn khu vực phát cầu sẽ tính là lỗi phát cầu.

+ Phát cầu không qua lưới hoặc qua nhưng chạm lưới.

+ Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.

+ Phát cầu bị bay ra ngoài sân đấu.

+ 5 giây là thời gian tối đa mà cầu thủ cần phải phát cầu khi có ký hiệu của trọng tài.

+ Phát cầu sai thứ tự khi thi đấu.

b. Lỗi của bên đỡ cầu:

+ Mọi hành vi làm bên phát mất tập chung, bằng hành động hay lời nói đều bị tính là lỗi của bên đỡ cầu.

+ Đặt chân vào phần giới hạn hay vượt qua phần giới hạn khi đối phương phát cầu.

+ Đỡ cầu bị dịnh hay lăn trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể.

c. Lỗi chung:

+ Chạm vào cầu khi cầu đang trong phạm vi phần sân của đối phương.

+ Để cầu chạm vào vị trí cánh tay.

+ Dừng hay giữ cầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người

+ Cầu chạm vào bất cứ vận cản nào ngoài sân cầu như, trần nhà….

+ Cầu thủ chạm cầu quá 2 lần trong nội dung đấu đơn

 

XIV. Cách tính điểm

+ Nếu một bên giao cầu lỗi bền còn lại sẽ được tính điểm đồng thời dành quyền giao cầu.

+ Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 – 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).

+ Trong một trận thi đấu đá cầu sẽ chia làm 2 hiệp và giữa 2 hiệp đấu là 2 phút giải lao.

Trong trường hợp mỗi đội dành chiến thắng trong một hiệp thì sẽ thi đấu hiệp 3 để phân định thắng thua, điểm của hiệp 3 là 15 và nếu có tỉ số 14-14 thì sẽ có phát cầu luân lưu cho đến khi có cách biệt 2 điểm, mức điểm MAX  của hiệp này là 17 điểm.

+  Trong hiệp 3, khi một bên dẫn điểm tới 8 sẽ thực hiện đổi sân đấu.

HỘI Ý

– Số lần được hội ý của mỗi bên là 2 lần và thời gian hội ý tối đa trong mỗi lần hội ý là 30 giây, khi cầu đã ngoài cuộc.

– Huấn luyện viên và đội trưởng là 2 thành phần được phép xin hội ý. Trong suốt thời gian hội ý các cầu thủ phải ở trong sân đấu.

XVI. TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU

+ Thời gian khởi động chuyên môn trước thi đấu không quá 3 phút.

+ Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ nhất và hiệp thứ 2 không quá 2 phút

+ Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 3 không quá 5 phút.

+ Nếu có hai trận đấu liên tiếp diễn ra thì thời gian nghỉ ít nhất là 15 phút giữa mỗi trận.

+ 5 phút là thời gian tối đa mà trọng tại có thể cho trận đấu tạo dừng khi có sự cố trên sân như cầu thủ chấn thương, có dị vật….

+ Khi có bất kỳ cầu thủ nào bị chấn thương đều có thể dừng trận đấu 5 phút. Sau khoảng thời gian đó nếu cầu thủ bị thương không thể thi đấu sẽ tiến hành thay người. Trong trường hợp trong hiệp đó đội có người bị chấn thương đã thay người thì bên đó sẽ bị sử thua và trận đấu kết thúc.

+ Khi trận đấu được tạm dừng các cầu thủ chỉ được đứng trong phạm vi sân và không đượng sử dụng bất kỳ sự trợ giúp nào

+ Trong thời gian nghỉ giải lao giữa 2 hiệp các cầu thủ chỉ được nghỉ ở phậm vi khu vực sân của mình.

XVII. KỶ LUẬT

+ Mọi cầu thủ phải chấp hành đúng theo luật đá cầu này.

+ Chỉ có đội trưởng của 2 bên mới được tiếp cận trọng tài khi trận đấu đang diễn ra.

XVIII. Nội dung và thẻ phạt

+ Phạt cảnh cáo (thẻ vàng)

Những trường hợp sẽ bị phạt thẻ vàng gồm:

_ Có hành vi phi thể thao.

_ Thể hiện sự bất đồng bằng lời lẽ hoặc hành động.

_Cố ý vi phạm những điều trong luật đá cầu.

_ Có hành động câu giờ nhằm làm trậm nhịp thi đấu.

_ Ra vào sân khi chưa có sự cho phép của trọng tài.

+ Đuổi khỏi sân (thẻ đỏ)

Vi phạm một trong 5 lỗi sau cầu thủ sẽ bị phạt thẻ đỏ buộc phải rời khỏi sân:

_ Phạm luật đá cầu nghiêm trọng(do trọng tài quyết định).

_ Sử dụng hành vi bạo lực nhằm vào đối thủ hoặc bất cứ ai.

_ Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất cứ người nào.

_ Dùng lời nói và hành động để lăng mạ xỉ nhục người khác.

_ Cầu thủ nhận đủ 2 thẻ vàng của trọng tài trong một trận đấu.

_ Trọng tài có quyền phạt thẻ vàng hay thẻ đổi đối với tất cả các cầu thủ trong sân hay ngoài sân khi có hành vi vi phạm luật thi đấu(áp dụng cho cả cầu thủ và huấn luyện viên)

XIX. Trường hợp ngoài luật

Trong quá trình thi đấu nếu có bất kỳ trường hợp nào ngoài luật xảy ra thì tổ trọng tại sẽ họp và ra quyết đinh, mọi cầu thủ và huấn luyện viên đều cần tuân thủ quyết định của tổ trọng tài.

Tổng kết :

Đó là toàn bộ những hiểu biết chung nhất về bộ môn đá cầu. Bao gồm nguồn gốc của bộ môn này cũng như kích thước sân đá cầu và toàn bộ các quy định chung nhất về luật đá cầu áp dụng cho tất cả các cuộc thi trong nước và quốc tế hi vọng bài viết đã cung cấp kiến thức cần thiết cho bạn đọc.

Xem thêm: Cách đá cầu giỏi

10 COMMENTS

  1. Như vậy là luật 2018 không có thay đổi so với luật đá cầu 2017 là mấy. Vậy luật đá cầu đôi nam nữ có j thay đổi không?

    • Cảm ơn bạn Lê Văn Nam. Chính xác hơn là theo tài liệu thì từ năm 2007 tới nay thì luật thi đấu đá cầu đôi và đôi nam nữ gần như không có gì thay đổi, nếu có thay đổi gì thì wikithethao.com sẽ bổ sung vào nội dung bài viết.

    • Chào bạn Hop, mình đã bổ sung thêm vào phần bài viết về thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu. Mình xin trả lời nhanh là:
      + Thời gian khởi động chuyên môn trước thi đấu không quá 3 phút.

      + Thời gian nghỉ giữa hiệp thứ nhất và hiệp thứ 2 không quá 2 phút

      + Thời gian nghỉ trước khi vào hiệp thứ 3 không quá 5 phút.

      + Nếu có hai trận đấu liên tiếp diễn ra thì thời gian nghỉ ít nhất là 15 phút giữa mỗi trận.

Trả lời admin Cancel reply

Please enter your comment!
Please enter your name here