Chỉ số bmi (Body Mass Index) là chỉ số dựa trên khối lượng và chiều cao để đưa ra kết quả về mức độ gầy hay béo của cơ thể.
Bạn có phải là người thường đưa ra nhận xét:” Trông bạn dạo này gầy đi đấy” hay “Sao nhìn bạn béo quá vậy”. Một cách đánh giá thông thường và nhanh chóng mà hầu như ai cũng áp dụng nó.
Nhưng đó chỉ là cách để ta có một cái nhìn tổng quan tạm thời về người đó chứ không phải cách để ta đưa ra một kết luận hoàn hảo. Nó không thể kết luận rằng người đó béo hay gầy, suy dinh dưỡng hay đang ở trạng thái béo phì cấp độ nặng.
Có một phương pháp tính toán khoa học để xác định mức độ, trạng thái gầy hay béo của cơ thể, đó là chỉ số bmi. Chỉ số bmi được công bố bởi nhà bác học Adolphe Quetelet người bỉ.
Tính toán dựa trên chỉ số bmi là một phương pháp vô cùng hiệu quả mà lại rất đơn giản. Hãy cùng mình tìm hiểu về chỉ số bmi ngay bây giờ nhé!
Chỉ số bmi là gì?
Chỉ số bmi là chỉ số dùng để xác định, đánh giá mức độ gầy hay béo của cơ thể. Nó sẽ đưa ra kết quả và việc của bạn là so sánh để biết mình đang nằm trong tình trạng cơ thể nào.
Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và phổ biến nhất để theo dõi tình trạng của cơ thể. Chỉ số bmi luôn được tất cả mọi người áp dụng, đặc biệt với dân tập gym hay những người muốn thay đổi để có một cơ thể hoàn hảo.
Chỉ số bmi được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà bác học người Bỉ tên là Adolphe Quetelet vào năm 1832. Đến nay, xã hội đã rất phát triển và cùng với đó là rất nhiều các phương pháp giúp đánh giá tình trạng cơ thể một cách cụ thể hơn. Ví dụ như việc tính toán dựa trên số đo vòng eo, số đo hông hay theo độ tuổi, giới tính…
Cách tính chỉ số bmi
- Công thức tính chỉ số BMI: BMI = W/H2
– W: cân nặng (tính theo kg)
– H: chiều cao (tính theo m)
- Ví dụ: Bạn có chiều cao là 1.72 m, nặng 63 kg thì chỉ số bmi của bạn là:
BMI = 63/1.722 = 21.3
Ngoài ra, có rất nhiều công cụ hỗ trợ tính chỉ số bmi mà bạn có thể tìm thấy ở trên mạng. Thường thì nó sẽ tính toán, đưa ra kết quả và đánh giá luôn tình trạng cơ thể hiện tại của bạn. Thật tiện lợi và đơn giản phải không nào.
Vậy con số 21.3 ở đây có ý nghĩa gì? Cơ thể bạn đang ở trạng thái nào? Hãy cùng mình tìm hiểu trong bảng đánh giá chỉ số bmi chuẩn bên dưới nhé.
Bảng đánh giá chỉ số bmi chuẩn
Đây là bằng đánh giá bmi theo chuẩn WHO và dành cho người châu Á (Asian criteria). Tất nhiên áp dụng cả với chỉ số bmi Việt Nam.
Như các bạn thấy, đây là bảng đánh giá chung mà không phụ thuộc theo độ tuổi, không phụ thuộc vào chỉ số bmi nữ hay chỉ số bmi nam giới.
Chỉ số bmi phụ thuộc vào vị trí địa lý quốc gia của bạn. Nghĩa là, khoảng đánh giá bmi của người châu Âu, châu Mỹ sẽ khác so với người châu Á, châu Phi,… Điều này là dễ hiểu bởi mỗi vùng miền sẽ có mỗi khí hậu và con người khác nhau.
Công dụng và nhược điểm của chỉ số BMI
Như đã biết, chỉ số bmi giúp đánh giá tình trạng của cơ thể bằng một con số vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Nhưng không chỉ đơn giản như thế, nó còn giúp ta rất nhiều thứ khác để giữ cho cơ thể, sức khỏe luôn ở mức ổn định và cân đối nhất.
Công dụng của chỉ số bmi:
- Cho biết cơ thể đang ở tình trạng béo, gầy, suy dinh dưỡng hay béo phì cấp độ nặng…
- Hỗ trợ theo dõi sát sao tình trạng của cơ thể mọi lúc mọi nơi, đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả.
- Giúp ta luôn kịp thời ứng phó với những sự thay đổi không tốt của cơ thể. Cho biết chế độ ăn hiện tại đã hợp lý hay chưa.
- Nhìn nhận lại cơ thể bằng cách so sánh chỉ số bmi giữa mọi người với nhau hay so sánh với chỉ số bmi chuẩn.
Mặc dù vậy, bên cạnh những công dụng không ngờ thì chỉ số bmi còn rất nhiều thiếu sót.
Nhược điểm của chỉ số bmi:
- Không cho biết lượng mỡ tập chung nhiều ở phần nào của cơ thể, khiến vấn đề khó để giải quyết một cách hiệu quả.
- Mỗi người, mỗi độ tuổi, mỗi vùng miền sẽ có một khoảng đánh giá bmi khác nhau.
- Vì vậy, chỉ số bmi không thể đánh giá đúng 100% về tình trạng của cơ thể.
Một vài công thức tính chỉ số bmi khác
1. Công thức tính bmi theo chỉ số khối Queletet
Đây chính là công thức tính chỉ số bmi mà chúng ta đã biết ở trên.
* Công thức: BMI = W/H2
– W: cân nặng (tính theo kg)
– H: chiều cao (tính theo m)
2. Công thức tính bmi theo độ tuổi
Chắc chắn rằng, tỉ lệ cơ thể sẽ khác nhau dựa trên độ tuổi mỗi người. Do đó, chỉ số bmi trẻ em và người lớn cũng sẽ khác nhau. Công thức này sẽ cho bạn một đánh giá chính xác nhất ở mọi độ tuổi.
* Công thức tính: BM = 50 + 0.75*(H – 150) + (A – 20)/4
– BM: Khối cơ thể
– H: Chiều cao (tính theo cm)
– A: Số tuổi hiện tại
3. Công thức tính bmi theo tỉ lệ vòng eo – hông
Phương pháp tính này tập chung vào tính toán tỷ lệ giữa số đo vòng eo và hông để đưa ra đánh giá chung nhất về tỷ lệ đó. Thường thì chỉ số bmi nữ sẽ quan tâm nhiều hơn đến công thức tính toán này.
* Công thức: Tỷ lệ = Chu vi eo/chu vi hông
4. Công thức tính bmi theo Broca
Đây được coi là công thức tính chỉ số bmi chuẩn nhất. Được công bố vào năm 1871 bởi Piere Broca, công thức Broca sẽ đánh giá tỷ lệ giữa chiều cao và cân nặng. Phương pháp này được áp dụng cho cả nam và nữ với độ tuổi là dưới 40 tuổi và trên 40 tuổi.
* Công thức:
- Dưới 40 tuổi: W = H – 110
- Trên 40 tuổi: W = H – 100
– W: Cân nặng (tính theo kg)
– H: Chiều cao (tính theo cm)
Những lời khuyên với chỉ số bmi
Một vài lời khuyên bạn luôn phải nhớ:
- Áp dụng đúng công thức tính chỉ số bmi và luôn theo dõi chỉ số bmi của mình.
- Nếu bạn không nằm trong chỉ số bmi bình thường, hãy xem xét lại và thay đổi chế độ ăn uống, hoạt động của mình.
- Nếu bạn thuộc chỉ số bmi bình thường thì xin chúc mừng bạn và hãy nhớ duy trì nó.
- Chỉ số bmi cũng là công cụ hữu hiệu để so sánh và nhìn lại chế độ ăn uống, luyện tập của mình.
Tổng kết
Hãy nhớ rằng, chỉ số bmi hiệu quả bao nhiêu không phải do tính chính xác của nó mà là ở “cách mà bạn áp dụng nó cho chính bạn”.
Mong rằng bài viết của mình sẽ giúp bạn hiểu chỉ số bmi là gì. Cũng mong rằng, bạn sẽ áp dụng nó một cách hiệu quả trong hoạt động tập luyện của mình. Thân!
Tham khảo thêm:
>> ATP là gì? Cấu tạo và chức năng của ATP với người tập Gym