Bài viết hướng dẫn cách đá cầu giỏi từ mức cơ bản cho tới trình độ cao. Bài viết này dành cho tất cả những ai có đam mê với môn đá cầu và mong muốn có thể sở hữu những kỹ năng đá cầu thượng thừa như các cao thủ các vận động viên đá cầu chuyên nghiệp.
Bằng cách tổng hợp những kỹ thuật đá cầu từ cơ bản như cách tâng cầu, cách phát cầu, cách chuyền cầu ở cả hai thể loại đá cầu là đá cầu lưới và đá cầu nghệ thuật( đá cầu phủi). Ngoài ra bài viết còn cung cấp đầy đủ cho các bạn muốn nâng cao trình độ đá cầu lên một tầm cao hơn với việc sử dụng các bộ phận khác nhau của cơ thể để xử lý cầu như kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân, kỹ thuật giật cầu, sử lý cầu bằng đầu gối hay má trong chân…..
Những yếu tố quan trọng nhất để đá cầu giỏi
Đá cầu là môn thể thao quần chúng rất phổ biến hiện nay đặc biệt là tại các nước thuộc khu vực Châu Á, và chúng đã trở thành nội dung của rất nhiều những cuộc thi đấu thể thao mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Những nước được đánh giá cao nhất về khả năng đá cầu có thể nói là Trung Quốc và Việt Nam.
Để có thể đá cầu cơ bản khá đơn giản bạn chỉ cần rèn luyện một thời gian là có thể đạt đến trình độ cơ bản để biến đá cầu thành thú vui hàng ngày. Nhưng để có thể đá cầu thi đấu và đạt đến trình độ “cao thủ” bạn cần cả niềm đam mê, không ngừng học hỏi, và liên tục thực hành các kỹ năng, ngoài ra tố chất cũng là một điểm cộng lớn(mỗi người đều có sở trường đá cầu riêng).
Kỹ thuật đá cầu giỏi từ cơ bản tới nghệ thuật
Hiện nay đá cầu có hai hình thức chính là đá cầu thi đấu hay đá cầu lưới và loại còn lại là đá cầu nghệ thuật( đá cầu phủi) vì vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng thể thức một và cách đá cầu đơn giản và dễ dàng nhất với từng kiểu đá.
Cách đá cầu lưới
Đá cầu thi đấu có đặc điểm của một môn đối kháng vì thế trước khi tìm hiểu về kỹ thuật đá cầu qua lưới thì điều đầu tiên các bạn cần tham khảo qua đó là luật đá cầu để có thể hiểu tường tận hơn về bộ môn này.
a.Kỹ thuật phát cầu lưới.
Cách phát cầu qua lưới và hiểm là một kỹ thuật quan trọng để có thể đá cầu lưới hay, phát cầu trong đá cầu lưới có 3 cách phát cầu đá qua lưới cơ bản (kỹ thuật đá cầu qua lưới).
- Phát cầu chân thấp chính diện
- Phát cầu chân thấp nghiêng người
- Kỹ thuật phát cao chân nghiêng người( được áp dụng nhiều khi thi đấu)
Đây là kỹ năng cơ bản nhất trong thể thức thi đấu đá cầu lưới, thực hành thường xuyên các cách phát cầu lưới này bạn sẽ nhanh chóng có được cảm giác cầu tốt nhất.
b. Cách tâng cầu giỏi
Trong thi đấu thì mỗi người chỉ được chạm cầu tối đa là 2 trạm vì vậy việc hoàn thiện kỹ thuật tâng cầu cơ bản ( đỡ cầu) khi phòng phủ là rất quan trọng, tâng cầu làm sao để nhịp khống chế tiếp theo được thuận lợi nhất để làm cầu cho đồng đội kết thúc.
+ Bạn có thể sử dụng mu bàn chân(kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân) để đỡ cầu với những đường cầu xa người và cao.
+ Dùng lòng trong chân để khống chế với đường cầu thấp chính diện hay mồi cầu cho đồng đội ở nhịp thứ hai.
+ Dùng đùi để tâng cầu hay đỡ cầu khi cầu đi trực diện.
Tất cả các cách tâng cầu trên thành thục được chủ yếu là do cảm giác cầu là kỹ năng nên để làm tốt bạn cần phải tập luyện thường xuyên, nguyên tắc chung để có được cách đá cầu hay thì bạn phải đổi bằng thời gian và những giọt mồ hôi của mình.
c. Cách tấn công ghi điểm
Mục đích của những cách tấn công này là khiến đối phương không đỡ được cầu để rơi cầu và bên bạn sẽ dành điểm. Có khá nhiều cách để có thể ghi điểm và giành chiến thắng dưới đây là những cách cơ bản nhất.
+ Kỹ thuật đánh đầu: Bạn sử dụng sức bật và khả năng đánh đầu để khiến đối phương rất khó xác định phương hướng đặc biệt khi cầu được nêu ở gần lưới trên phần sân của mình.
+ Kỹ thuật bạt cầu(kỹ thuật đạp cầu): Đây là một kỹ năng khá khó bạn cần có cảm giác cầu tốt, sức bật và có độ dẻo của cổ chân và sự linh hoạt của các khớp chân, thực hành đúng và chuẩn sẽ cực kỳ đẹp mắt.
+ Kỹ thuật móc cầu: Là một cách dứt điểm đầy tốc độ, cầu rơi từ trên cao xuống với tốc độ cao gần như đối phương không có cơ hội đỡ cầu, mà chỉ còn cách nhảy lên chắn cầu. Để thực hiện kỹ năng này cần có sự kết hợp ăn ý giữa người nêu cầu và người bật nhảy móc cầu.
Người bật nhảy cần có sức bật tốt, cổ chân dẻo và cảm giác không gian tinh tế để có pha móc cầu mạnh và hiểm.
Các bạn có thể khám phá cách thức thực hiện một số động tác cơ bản nhất khi thực hiện pha tấn công.
Đó là những kỹ thuật đá cầu lưới và cách đá cầu giỏi với nội dung đá cầu lưới thể thức thi đấu. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung còn lại là cách để đá cầu hay với phong cách cầu phủi.
Cách đá cầu chuyền (cầu phủi)
Khác với đá cầu lưới đá cầu phủi được xếp vào bộ môn thể thao phổ thông và không có nguyên tắc cho hình thức đá cầu này, người đá cầu có thể thi triển bất kỳ cách đá hay kỹ năng của mình, chiến thắng không phải yếu tố quan trọng mà quan trọng là vẻ đẹp thẩm mỹ, chính vì thế đây còn gọi là hình thức đá cầu nghệ thuật.
Đặc điểm của loại hình này là chỉ cần một vài người là có thể tổ chức một hội cầu, thường đứng theo vòng tròn và cũng có thể là đá cầu lưới cầu đơn hay đá đồng đội. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh này tại các trường học, công viên hay chỉ cần một khu vực có mặt bằng đủ rộng để đá cầu.
Tuy là một môn thể thao mang tính phổ thông nhưng những cách đá cầu mới lạ mang đậm tính nghệ thuật lại phần nào mang đến màu sắc tươi mới cho bộ môn thú vị này. Không cần quá nhiều dụng cụ để đá cầu chỉ cần quả cầu “ngon” một chút là có thể thỏa sức sáng tạo đường cầu.
Trong hình thức đá cầu chuyền thì khái niện đá cầu giỏi gần như là không có một chuẩn mực chung nào cả, mà chỉ đơn giản là tiếng vỗ tay của những người cùng đá, hay là tiếng ồ dành cho những pha cầu đẹp giúp cho cuộc vui thêm phần hào hứng.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng khám phá những kỹ thuật đá cầu từ cơ bản cho tới mức nghệ thuật trong môn cầu phủi, kiên trì luyện tập chắc chắn các bạn sẽ thành công và sự tán thưởng của mọi người sẽ là món quà tinh thần tuyệt vời nhất dành cho bạn.
a. Cách tâng cầu khi đá cầu phủi
Trong đá cầu lông hay còn gọi là đá cầu chinh, khi đá cầu lưới các kỹ thuật căn bản cũng giống như khi đá cầu thi đấu cũng bao gồm những kỹ thuật tâng cầu bằng đùi gối, lòng trong chân hay mu bàn chân. Còn với thể thức đá cầu tự do thì yêu cầu cơ bản là không để cầu rơi và tâng cầu theo ý thích.
- Cách tâng cầu bằng đầu gối: Chính xác là bạn sử dụng phần đùi của mình để tâng cầu theo ý muốn, có 2 yếu tố quan trọng để tâng cầu đi theo ý muốn bằng đùi: là khi đùi tiếp xúc với cầu thì góc của đùi so với phần thân trên của cơ thể và yếu tố tiếp theo là vị trí tiếp xúc của cầu gần người hay gần đầu gối.
1.Đùi vuông góc với cơ thể sẽ đẩy cầu theo hướng thẳng đứng, góc tạo bởi đùi và phần trên càng nhỏ thì cầu sẽ có xu hướng bay về phía người đá, còn góc càng lớn thì cầu có khuynh hướng đi xa người.
2. Vị trí tiếp xúc càng gần đầu gối thì lực sẽ càng khỏe(cầu đi nhanh hơn) và ngược lại vị trí tiếp xúc càng gần người thì lực sẽ yếu hơn.
- Cách tâng cầu bằng mu bàn chân: Bạn có thể thấy nhiều người tâng cầu bằng mu bàn chân cả 2 chân rất điêu luyện là vì họ thực hành thường xuyên hơn và bí quyết ở đây là cảm giác cầu và sự mềm mại của cổ chân và dùng lực đúng cách vị trí tiếp xúc thường là ở gần mũi bàn chân.
- Cách tâng cầu bằng má trong chân: Bạn dùng phần má trong của chân để tâng cầu theo phương thẳng đứng.
Kỹ thuật tâng cầu sẽ được hoàn thiện theo thời gian bạn đá cầu, càng đá lâu thì khả năng tâng cầu của bạn sẽ càng được cải thiện hơn, và đây cũng là cách tâng cầu được nhiều rất hữu ích cho các em học sinh trong các bài kiểm tra đá cầu với nội dung cách tâng cầu giỏi.
b. Cách đá cầu chuyền”cứu cầu”
Khi đá cầu phủi thì cứu cầu bạn có khá nhiều cách có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận trên cơ thể trừ tay. Bạn có thể dùng đầu, ngực, vai, dụng, đùi, má trong má ngoài chân, mu bàn chân và phần gầm giày với những pha đá hậu móc cầu.
c. Kỹ thuật đá cầu đi mạnh”tấn công”
Có khá nhiều cách để tạo cho cầu một lực đi cực mạnh đặc biệt với những sân cầu rộng để các bạn thể hiện khả năng đá cầu đi mạnh căng cũng như khả năng cứu cầu độc đáo. Thường có 3 cách để có thể đá cầu đi mạnh hơn.
>> Sử dụng nguyên lý đòn bẩy: Nghĩa là với cùng một lực đá cầu nhưng khi vị trí tiếp xúc của quả cầu ở càng xa tức xa nhất là mũi bàn chân thì cầu sẽ đi mạnh hơn. Đặc biệt là khi bạn mang theo đôi giày có mũi dài giống như giày chân vịt thì lực sút sẽ rất mạnh, cầu đi căng rất khó đỡ.
1. Sút khi cầu ở tầm thấp: Vẫn là sử dụng nguyên lý trên khi cầu sắp tiếp đất bằng kỹ năng sút cầu của mình bạn sẽ chọn đúng thời điểm cầu ở vị trí thấp nhất thì ra chân sút thường cầu sẽ đi rất mạnh và ở tầm thấp rất khó để có thể đỡ đường cầu này.
2. Sút cầu khi cầu ở tâm ngang người: Giống như cú vô lê trong bóng đá bạn dùng lực phát động từ dưới mặt đất xoay người và vung chân theo hướng cầu(thường là khi bạn kiểm soát cầu ở tầm cao ngang hông) với lực sút mạnh cầu đi rất căng và cực kỳ đẹp mắt.
3. Với cầu ở tầm cao: Kỹ năng này rất khó và không phải khi nào cũng thành công, khi cầu ở tầm cao bạn sử dụng lực xoay ly tâm để tạo lực, xoay người khoảng 180° trên khoảng không sau đó đá mạnh cầu, thả lỏng cổ chân cầu sẽ đi cực mạnh và nhanh.
Đó là những cách đá cầu nghệ thuật (cơ bản) nhất khi đá cầu phủi và tiếp theo là những kỹ năng đá cầu mang tính nâng cao hơn một chút, với những kỹ thuật hãm cầu, giật cầu, quay chân. Với hướng dẫn chi tiết bằng video từ anh Tú Xuất nhân vật khá quen thuộc của hội cầu phủi tại Hà Nội.
Kỹ thuật tâng cầu và kỹ thuật hãm cầu bằng mu bàn chân.
Kỹ thuật hãm cầu bằng ngực và gáy
Kỹ thuật hãm cầu bằng trán
Kỹ thuật giật cầu
Còn đây là những Clip biểu diễn của anh em cầu phủi lão luyện tại các trường đại học.
Tổng kết: Đó là những cách đá cầu hay từ cơ bản cho tới cách đá cần nhiều kỹ năng và sự khổ luyện, từ đá cầu lưới cho tới đá cầu chuyền(cầu phủi) từ cách tâng cầu bằng đầu gối cho tới cách tâng cầu bằng mu bàn chân, cách phát cầu đá và cách sử lý cầu bằng nhiều bộ phận khác trên cơ thể.
Ngoài ra các bạn cũng có thể tham khảo rất nhiều các kỹ thuật đá cầu lưới và cách đá cầu nghệ thuật tại kênh yutobe của wikithethao.com tại: https://www.youtube.com/watch?v=ldcj5WTs8EM&list=PLaucBtrrmkv40mCKUwTNI2NMLMJny5Yuw