Cách chạy bộ không mệt: Bí quyết duy trì sức bền cực hiệu quả

Date:


Nhiều người gặp phải tình trạng mệt mỏi, nhanh chóng hoặc kiệt sức khi chạy quãng đường dài. Trong bài viết này, wikithethao sẽ chia sẻ cho các bạn những bí quyết giúp bạn chạy bộ không mệt, duy trì sức bền và đạt được mục tiêu tập luyện một cách hiệu quả nhất.

1. Hướng dẫn cách chạy bộ không bị mất sức

    Bạn muốn chạy bộ không cảm thấy mệt và duy trì được sức bền, bạn cần chú trọng đến cả quá trình chuẩn bị, kỹ thuật chạy và duy trì động lực.

    1.1. Chuẩn bị trước khi chạy bộ

    Chuẩn bị trước mỗi buổi chạy là vô cùng cần thiết giúp chúng ta cải thiện được hiệu suất tập luyện và tránh chấn thương.

    1.1.1. Chế độ ăn uống hợp lý

    Để có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể khi chạy bộ, bạn cần có chế độ ăn giàu carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh. Bạn nên ăn nhẹ trước khi chạy khoảng 1 – 2 tiếng để tránh bị xóc hông.

    Chế độ ăn uống hợp lý

    1.1.2. Khởi động đúng cách

    Trước khi chạy bạn cần khởi động kỹ các khớp và cơ bắp trong khoảng 10-15 phút với các bài tập như xoay khớp, ép dẻo, chạy bước nhỏ… nó sẽ giúp bạn làm nóng cơ thể, tăng cường lưu thông máu và giảm nguy cơ chấn thương.

    Khởi động đúng cách

    1.1.3. Trang phục và dụng cụ phù hợp

    Để bạn không bị khó chịu khi chạy bộ, bạn cần lựa chọn trang phục thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, phù hợp với thời tiết và giày chạy bộ phải vừa vặn, có độ đàn hồi tốt để bảo vệ đôi chân.

    1.2. Kỹ thuật chạy bộ không mệt

    Chạy bộ đúng kỹ thuật giúp bạn tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu mệt mỏi.

    1.2.1. Tư thế chạy đúng

    Bạn cần giữ thẳng người khi chạy, hơi nghiêng mình về phía trước, mắt nhìn thẳng về phía trước, vai thả lỏng. Tránh khom lưng hoặc cúi đầu.

    Tư thế chạy đúng

    1.2.2. Nhịp thở đều đặn

    Hít thở sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng, điều này giúp cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Hãy chỉnh nhịp thở làm sao phù hợp với tốc độ chạy.

    1.2.3. Tốc độ chạy hợp lý

    Khi mới bắt đầu chạy, bạn nên chạy với tốc độ chậm và tăng dần theo khả năng của mình. Tránh chạy quá nhanh ngay từ lúc đầu sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy bị mệt.

    1.3. Duy trì sức bền khi chạy bộ

    Để có thể chạy được quãng đường dài mà không bị mệt, bạn cần có những kỹ thuật dưới đây để tránh mất sức khi chạy.

    1.3.1. Chia nhỏ mục tiêu chạy

    Mới bắt đầu bạn nên chia nhỏ mục tiêu chạy của mình, thay vì đặt mục tiêu quá lớn, hãy chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn để dễ dàng đạt được và tạo động lực.

    1.3.2. Rèn luyện theo kế hoạch

    Để chạy bộ có hiệu quả tốt hơn, bạn nên có kế hoạch rèn luyện cụ thể hàng tuần. Một tuần bạn chạy nhiêu buổi và nghỉ bao nhiêu buổi, đừng nên chạy cả tuần.

    1.3.3. Nghe nhạc hoặc podcast

    Khi chạy bạn nên nghe nhạc hoặc podcast yêu thích, điều đó có thể sẽ giúp bạn quên đi mệt mỏi và duy trì động lực trong suốt quá trình chạy.

    Nghe nhạc hoặc podcast

    2. Sau khi chạy bộ nên làm gì?

      Sau khi chạy bộ xong rồi đến giai đoạn phục hồi, giai đoạn nãy cũng khá là quan trọng, dưới đây là một số cách nên làm sau khi chạy bộ.

      2.1. Hạ nhiệt đúng cách

      Sau khi chạy xong chúng ta nên đi bộ nhẹ nhàng hoặc thực hiện các bài tập thả lỏng trong khoảng 5-10 phút để nhịp tim trở về trạng thái bình thường và giảm đau nhức cơ.

      2.2. Giãn cơ và thư giãn

      Bạn nên thực hiện các bài tập giãn cơ sau khi chạy xong, nó giúp giảm căng cơ, ngăn ngừa chuột rút và bạn có thể massage cơ bắp giúp cơ bắp được phục hồi.

      2.3. Bổ sung dinh dưỡng sau chạy

      Bạn hãy bổ sung nước và chất điện giải đã mất trong quá trình chạy. Có thể ăn nhẹ với các thực phẩm giàu protein và carbohydrate để phục hồi năng lượng và cơ bắp.

      Bổ sung dinh dưỡng sau chạy

      Để chạy bộ không mệt và duy trì sức bền là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và phương pháp tập luyện đúng đắn. Bằng cách áp dụng những bí quyết trên, bạn sẽ cải thiện được hiệu suất chạy bộ của mình và chinh phục những mục tiêu mà mình đã đề ra. Hãy nhớ lắng nghe cơ thể mình và điều chỉnh kế hoạch tập luyện cho phù hợp.

      Lovesport
      Lovesport
      Lovesport yêu thích các hoạt động thể thao đặc biệt là đá cầu, đá bóng, cầu lông và chạy bộ.

      Related articles

      Chạy bộ buổi tối có tốt không & những lưu ý quan trọng bạn nên biết

      Thời điểm chạy bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện. Nhiều người lựa chọn chạy bộ vào buổi tối vì đây là thời điểm họ có nhiều thời gian rảnh sau một ngày làm việc.

      Có nên chạy bộ lúc 5h sáng không? Lợi ích và lý do bạn nên thử

      Thời điểm chạy bộ cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả luyện tập. Nhiều người sẽ thắc mắc liệu có nên chạy bộ lúc 5 giờ sáng hay không. Bài viết này wikithethao sẽ phân tích chi tiết lợi ích và những điều cần lưu ý khi chạy bộ vào thời điểm này để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với bản thân mình.

      [Giải đáp] Đi bộ hay chạy bộ tốt hơn?

      Đi bộ và chạy bộ là hai hình thức vận động phổ biến và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thường băn khoăn không biết nên chọn đi bộ hay chạy bộ. Bài viết này wikithethao sẽ so sánh chi tiết hai hình thức này để giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

      9 bài khởi động trước khi chạy bộ phổ biến & hiệu quả nhất

      Nhiều người mới bắt đầu chạy bộ thường sẽ bỏ qua những bước khởi động, có một số trường hợp chỉ khởi động qua loa, khởi động cho có mà thôi. Nhưng họ đâu biết rằng việc khởi động trước mỗi buổi chạy là vô cùng quan trọng, có thể giúp họ tránh được những chấn thương không đáng có và sẽ làm cho buổi tập đạt được hiệu quả tốt hơn.