Từ lâu, trứng vịt lộn được coi là món ăn ngon, thuốc bổ quý được rất nhiều người Việt từ già đến trẻ đều yêu thích. Ngoài luộc trứng vịt lộn, cũng có nhiều cách chế biến trứng vịt lộn thành những món ăn ngon, hấp dẫn khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết những tác dụng tuyệt vời của món ăn này. Vậy ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì? Ăn trứng vịt nhiều có tốt không? 

Trứng vịt lộn là gì? 

Trứng vịt lộn (hột vịt lộn, tiếng anh là balut) là món ăn nhẹ bình dân ở Việt Nam được chế biến từ quả trứng vịt khi phôi đã phát triển thành hình. Bạn có thể dễ dàng tìm mua trứng vịt lộn ở các gánh hàng rong tại các góc phố, các hàng ăn nhỏ. Trứng vịt lộn luộc cũng là món ăn phổ biến ở Trung Quốc, Philippines, Campuchia. 

Bình thường, để một quả trứng phát triển hoàn toàn thành một con vịt con, cần 27 – 30 ngày. Trứng vịt lộn được sử dụng khi phôi đang phát triển nhưng chưa hoàn toàn, tầm 16 – 20 ngày, nên khi ăn có thể thấy rõ phôi vịt đã đang thành hình. Đây cũng chính là lý do khiến món ăn này được xếp vào một trong những món ăn “kinh dị”, nhiều người phương Tây không dám thử. 

Cấu tạo của trứng vịt lộn bao gồm các phần: 

  • Lòng đỏ
  • Phôi (đang thành hình)
  • Lòng trắng mềm 
  • “Cùi dừa” (lòng trắng đã được co cứng lại, chứa protein thuộc  albumin) 

cấu tạo trứng vịt lộn

Trứng vịt thường được luộc chín ăn cùng rau răm và muối tiêu khô, muối tiêu chanh. Ngoài ra có thể chế biến các món như trứng vịt lộn nhúng lẩu, trứng vịt lộn xào me, trứng vịt lộn hầm ngải cứu…

Giá trị dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Nhiều người thường có quan niệm cho rằng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng cao hơn trứng gà hoặc trứng vịt thông thường. Tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng protein trong 1 quả trứng vịt lộn:

  • 182 kcal năng lượng
  • 13,6 gam protein
  • 12,4 gam lipit (chất béo)
  • 82mg canxi
  • 212 gam photpho 
  • 600mg cholesterol
  • Ngoài ra, món ăn này còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, nhóm B và vitamin C, sắt…  

So sánh với lượng calo của 1 quả trứng gà luộc chỉ cung cấp 77 calo  thì ăn trứng vịt lộn cung cấp nhiều calo và dưỡng chất hơn. Trứng vịt lộn luộc hoặc các cách chế biến khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng và lượng calo khác nhau.

hàm lượng dinh dưỡng của trứng vịt lộn

Ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì? 

Sách Nam Dược Thần Hiệu của thiền sư Tuệ Tĩnh soạn vào thế kỷ 14 có ghi: “ Trứng ấp dở dang (ngày nay gọi là trứng lộn), luộc trong rượu đang sôi làm thuốc bổ rất tốt”. Như vậy có thể thấy công dụng của trứng vịt lộn đã được nghiên cứu và chứng minh trước đó từ thế kỷ 14. 

Trong Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể tăng trưởng. Trong Tây y, trứng vịt lộn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có giá trị cao như: protein, lipit, canxi, photpho, cholesterol, các loại vitamin… Đây là một món ăn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. 

Cùng tìm hiểu 5 tác dụng kỳ diệu của trứng vịt lộn với sức khỏe: 

  • Giúp tăng cân: Trứng vịt lộn có nhiều đạm cùng các chất dinh dưỡng khác nên ăn trứng vịt lộn khoa học cùng tập luyện sẽ giúp tăng cân nhanh chóng. Nếu bạn đang muốn tăng cân, cải thiện sức khoẻ thì chỉ cần ăn trứng vịt lộn đều đặn thì sẽ cải thiện cân nặng hiệu quả.  
  • Phục hồi sức khỏe, đặc biệt đối với những người ốm yếu: Theo quan niệm của y học cổ truyền, món trứng vịt lộn ăn cùng gia vị là một bài thuốc, dùng chữa thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt. 
  • Cung cấp năng lượng, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng: Trong mỗi quả trứng vịt lộn chứa đến hơn 180 lượng kcal, ngoài ra còn có nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe, vitamin A, vitamin B1, vitamin C,… Chính vì thế chỉ cần một quả trứng vịt lộn mỗi sáng sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn làm việc cả ngày.  
  • Bổ máu: Trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng. 
  • Giảm đau đầu: Trứng vịt lộn thường được ăn cùng với rau răm, gừng thái sợi và muối tiêu. Hỗ trợ điều trị bệnh như làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt, phòng tránh còi xương, yếu sinh lý và các vấn đề về thiếu máu, suy nhược.  

Ngoài ra, đối với mỗi giới tính, độ tuổi và thể trạng sức khỏe thì ăn trứng vịt lộn lại có những công dụng khác nhau, hỗ trợ tốt cho từng thể trạng. Cụ thể: 

Tác dụng của trứng vịt lộn với bà bầu

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cả bà bầu và thai nhi như: protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid, vitamin A, B1, B2… Ăn trứng vịt lộn tốt cho sức khỏe, bổ huyets, dưỡng tâm, tăng năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều sắt hơn so với trứng vịt thường , mẹ bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp ăn ngừa tình trạng thiếu máu. 

Vitamin A trong trứng vịt lộn có vai trò đối với sự phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt và xương của thai nhi. Lượng canxi dồi dào lên đến 82mg trong 1 quả trứng vịt lộn giúp thai nhi tăng cân tốt, đạt các chỉ số chuẩn trong từng giai đoạn thai kỳ. 

bà bầu ăn trứng vịt lộn

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn. Việc chỉ tập trung vào trứng vịt lộn hoặc 1 vài nhóm thực phẩm để cải thiện chiều cao cho con là hoàn toàn sai lầm.

Nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn sẽ làm tăng cholesterol, dẫn đến các bệnh như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp trong thai kỳ. Vì vậy, bà bầu khi ăn trứng vịt lộn không được bỏ qua những lưu ý sau để tốt cho sức khỏe nhất: 

  • Không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày. Các chuyên gia gợi ý nên ăn 2 quả/tuần. 
  • Thời điểm tốt nhất để ăn trứng vịt lộn là 3 tháng giữa của thai kỳ. Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, trước khi đi ngủ vì trong trứng vịt lộn có hàm lượng đạm cao sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bà bầu không ăn rau răm kèm trứng vịt lộn. Rau răm chứa chất kích thích tử cung co bóp dễ gây sảy thai, nhất là 3 tháng đầu thai kỳ.  Nếu mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp, tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn. Thay bằng các thực phẩm dinh dưỡng khác. 
  • Ngoài trứng vịt lộn, bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm theo tháp dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn để có một cơ thể và thai kỳ khỏe mạnh. 

Tác dụng của trứng vịt lộn với phụ nữ sau sinh

Sau sinh ăn trứng vịt lộn được không? Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng trứng vịt lộn gây hại cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Trong khi trứng vịt lộn lại chứa nhiều calo và chất dinh dưỡng nên phụ nữ sau sinh có thể ăn trứng vịt lộn để phục hồi sức khỏe sau khi sinh. 

  • Tác dụng của trứng vịt lộn đối với phụ nữ sau sinh: 
  • Bổ sung năng lượng cho cơ thể 
  • Bổ sung sắt: trong trứng vịt lộn có sắt, tốt cho máu đặc biệt phụ nữ sau sinh
  • Trứng vịt lộn cũng giàu vitamin A nên rất tốt cho mắt, giảm căng thẳng
  • Sau sinh dùng trứng vịt lộn với gừng hoặc rau răm cũng là biện pháp để cải thiện sinh lý. 

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh cũng chỉ nên ăn tối đa 1 quả/ lần và ăn không quá 2 lần/tuần. Vì trong trứng vịt lộn chứa nhiều vitamin A có thể gây tích lũy dưới da và gan, làm vàng da, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. 

Hàm lượng cholesterol có trong trứng nếu ăn nhiều sẽ gây ra biến chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… không tốt cho phụ nữ sau sinh. 

Tác dụng của trứng vịt lộn với nam giới

Tác dụng của trứng vịt lộn với đàn ông không phải ai cũng biết.  Ngoài những công dụng về dinh dưỡng, bổ sung năng lượng, sắt, kẽm cho cơ thể. Trứng vịt lộn còn được đánh giá cao trong việc cải thiện sinh lý phái mạnh. Công dụng của trứng vịt lộn với nam giới cụ thể: 

  • Tăng cường sinh lý: 1 quả trứng vịt lộn chứa 182 calo cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, tăng cường sức khỏe. Đồng thời kéo dài thời gian quan hệ, cải thiện đời sống tình cảm đặc biệt đối với những bạn nam bị yếu sinh lý. 
  • Cải thiện chất lượng tinh trùng: Trứng vịt lộn chứa hàm lượng lớn các loại vitamin như A, B1, B2, C,… giúp cải thiện đáng kể số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Tăng hưng phấn tình dục: Thành phần dinh dưỡng của trứng vịt lộn còn có chứa nhiều sắt, cholesterol. Đàn ông ăn vịt lộn còn giúp tăng hệ tuần hoàn máu, giúp tim mạch vận động tốt hơn. Nam giới chỉ cần ăn một trứng vịt lộn trước trước khi quan hệ sẽ giúp tăng hưng phấn nhanh chóng. 

nam giới ăn trứng vịt lộn

Có tác dụng tốt vậy, nhưng ăn nhiều trứng vịt lộn cũng không tốt. Ngoài những ảnh hưởng sức khỏe như thừa cholesterol, thừa đạm thì còn ảnh hưởng đến sinh lý nếu bạn ăn trứng vịt lộn với rau răm nhiều. Rau răm – loại gia vị được cho rằng làm suy yếu khả năng sinh lý của quý ông. 

Tác dụng của trứng vịt lộn với trẻ em 

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn quen thuộc cực tốt cho sức khỏe của người Việt. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì không nên cho trẻ em ăn trứng vịt lộn, bởi có những tác dụng không tốt tới sức khỏe của các con. 

  • Trẻ em dưới 5 tuổi không nên ăn trứng vịt lộn. Do hệ tiêu hóa của các con chưa phát triển hoàn thiện dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.  
  • Trẻ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả và cũng không nên ăn thường xuyên.  
  • Nếu cho trẻ ăn trứng vịt lộn thì nên cho ăn vào buổi sáng thay vì chiều tối làm trẻ khó tiêu, ngủ không yên giấc.
  • Nên ăn kèm rau răm với trứng lộn để giúp cho trẻ không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các vấn đề về tiêu hóa. 

trẻ em có nên ăn trứng vịt lộn

Tác dụng của trứng vịt lộn theo những cách chế biến khác

Như wikithethao chia sẻ, ngoài ăn trứng vịt lộn luộc đơn giản, bạn có thể chế biến nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau như trứng vịt lộn hầm ngải cứu, trứng vịt lộn hầm thuốc bắc… Mỗi loại lại có những lợi ích tuyệt vời đến sức khỏe như: 

  • Trứng vịt lộn hầm rau ngải cứu là món ăn tốt cho sức khỏe, có tác dụng điều hòa khí huyết, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi cơn đau đầu, đau nửa đầu mãn tính. 
  • Trứng vịt lộn hầm thuốc bắc bồi bổ khí huyết, an thần, cải thiện sinh lý phái mạnh. 

Một số lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe? 

Không nên ăn vào buổi tối

Trứng vịt lộn chứa hàm lượng chất đạm và cholesterol cao. Ăn vào buổi tối dễ bị khó chịu, đầy hơi, có hại cho hệ tiêu hóa. Thời điểm thích hợp nhất để ăn món ăn này là vào buổi sáng để nạp năng lượng cho ngày mới. 

Những người không nên ăn trứng vịt lộn

Hột vịt lộn là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải đối với tất cả mọi người. Những trường hợp sau không nên ăn trứng vịt lộn: người bị cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch,.. Lượng cholesterol và đạm cao dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.  

Trứng vịt lộn không nên ăn với gì? 

Món ăn nào cũng sẽ có những chất dinh dưỡng riêng, mùi vị riêng và tác dụng riêng của nó. Có những thứ kết hợp với nhau lợi ích nhân đôi, nhưng có những thứ kết hợp với trứng vịt lộn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là danh sách thực phẩm không nên ăn cùng trứng vịt lộn

  • Sữa
  • Đậu nành
  • Óc lợn
  • Thịt thỏ, thịt rùa, thịt ngỗng
  • Trà xanh
  • Tỏi
  • Quả hồng, cam, nước cam

Không nên ăn trứng vịt lộn đã luộc để qua đêm 

Để trứng vịt lộn chín qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sẽ sản sinh ra vi khuẩn có hại. Do đó, tốt nhất là không nên ăn trứng vịt lộn đã để qua đêm. 

Người tập gym có nên ăn trứng vịt lộn không? 

Trứng vịt lộn có hàm lượng dinh dưỡng tốt, nếu bạn tập gym có thể ăn trứng vịt lộn để bổ sung protein. Bạn nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, không nên ăn sau khi tập gym hoặc vào buổi tối. Bên cạnh đó, nên có chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo mục đích giảm mỡ tăng cơ.

Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời được thắc mắc ăn trứng vịt lộn có tác dụng gì. Bạn thấy đó, tác dụng của trứng vịt lộn với phụ nữ có thai, nam giới, trẻ em là khác nhau. Do đó đừng bỏ qua những lưu ý ăn trứng vịt lộn đúng cách phù hợp với thể trạng, đảm bảo sức khỏe. Đừng quên theo dõi wikithethao để theo dõi những bài viết chuyên sâu về dinh dưỡng và chế độ ăn uống – tập luyện khoa học nhé. 

Có thể bạn quan tâm: 
>> 100g ức gà bao nhiêu calo & protein? Bí quyết ăn ức gà giảm cân nhanh
>> Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Cách chế biến bún gạo lứt giảm cân hiệu quả

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here